Luận Văn Giải quyết tranh chấp bằng các phương thức lựa chọn ở Nhật Bản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Giải quyết tranh chấp bằng các phương thức lựa chọn ở Nhật Bản
    Giới thiệu chung

    1. Mở đầu

    Các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR) có lịch sử lâu đời tại Nhật bản so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng tòa án. Cho đến nay Nhật bản vẫn được biết đến như là đất nước không có truyền thống kiện tụng. Điều này xuất phát từ đặc điểm cấu trúc và các yếu tố lịch sử, truyền thống của xã hội Nhật.
    Trong quá khứ, xã hội Nhật được phân chia thành bốn tầng lớp: (1) võ sĩ đạo (samurai), (2) nông dân, (3) thợ thủ công, (4) thương gia. Võ sĩ đạo là tầng lớp ưu việt nhất, có địa vị thống trị trong xã hội. Các tầng lớp còn lại có nghĩa vụ trung thành và không được hành xử thô lỗ với tầng lớp võ sĩ đạo. Ngày nay, sự phân chia xã hội thành các tầng lớp không còn tồn tại ở Nhật, mà được thay bằng một cấu trúc theo chiều dọc dựa trên quan hệ địa vị. Địa vị của mỗi cá nhân trong xã hội trong quan hệ với những cá nhân khác (dựa trên các yếu tố tuổi tác, giới tính, học vấn, nghề nghiệp) đều đước xác định rõ. Kiểu trật tự xã hội này bắt nguồn từ triết lý của đạo Khổng và đạo Phật vốn luôn nhấn mạnh đến bổn phận và sự hòa thuận trong xã hội. Với cấu trúc xã hội như vậy thì việc nảy sinh các tranh chấp là điều ít thấy, và nếu có thì chúng phải được giải quyết dựa trên sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau của các bên nhằm bảo vệ sự hòa thuận xã hội. Điều này có thể đạt được bằng việc sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính thỏa hiệp và tự nguyện hơn là sự tranh tụng tại tòa án thường mang lại kết quả thắng – thua rõ rệt.
    Mặc dù các vụ kiện dân sự có xu hướng gia tăng trong vài thập kỷ gần đây, nhưng các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Bằng cách đó, việc giải quyết tranh chấp tiếp tục góp phần củng cố tôn ti trật tự trong lòng xã hội Nhật hiện đại.
    2. Các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn ở Nhật Bản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...