Tiểu Luận giải quyết tình huống về tranh chấp đất đai và chia tài sản có yếu tố người việt nam định cư ở nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu


    Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng của mọi quốc gia.Ở nước ta từ luật đất đai năm 1993 đã quy định về đất đai là tài sản có giá trị và được nhà nước định giá thì phát sinh ngày một nhiều các vấn đề liên quan đến đất đai,trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,chia tài sản là quyền sử dụng đất khi li hôn.Sau đây em xin được vận dụng các kiến thức có được để giải quyết một tình huống điển hình trong thực tế.











    I:Tình huống : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình anh A chỉ ghi họ, tên anh Avới lí do vợ anh A là người việt nam định cư ở nước ngoài.Vợ chồng anh A cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng anh A.Vì vậy, cần ghi tên cả hai vợ chồng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Hỏi:


    - câu1.yêu cầu của vợ chồng anh A có hợp pháp không?, tại sao?


    - câu2.Giả sử vợ chồng anh A ly hôn thì tài sản là quyền sử dụng đất được phân chia như thế nào ?





    II:Giải quyết tình huống





    Câu1.Theo Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai.Điều này quy định về ghi tên người sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:


    khoản 3. Đối với hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau:


    a) Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng; trường hợp hộ gia đình đề nghị chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng thì phải có văn bản thoả thuận của vợ và chồng có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.


    b) Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của cả hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì ghi họ, tên chủ hộ.


    c) Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai thì chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng là cá nhân trong nước.


    Đối với hộ gia đình sử dụng đất mà vợ hoặc chồng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai thì việc ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.


    Theo luật số 34/2009/QH12 của Quốc hội : LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 126 CỦA LUẬT NHÀ Ở VÀ ĐIỀU 121 CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI,trong đó quy định:


    Điều 1
    Điều 126 của Luật nhà ở được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
    a) Người có quốc tịch Việt Nam;
    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”
    Điều 2
    Điều 121 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau:
    “Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
    a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;
    b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
    c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
    d) Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam;
    đ) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”



    - Như vậy vợ anh A thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121(đã được sửa đổi, bổ xung) của Luật Đất đai 2003 và với lí do Vợ chồng anh A cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng anh A thì yêu cầu của vợ chồng anh A là hợp pháp.





    Câu 2. Do quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng anh A nên:


    Căn cứ vào luật hôn nhân gia đình năm 2000:


    Điều 97.chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi li hôn(trích).


    2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:


    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.


    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;


    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;


    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;


    d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.


    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn ( trích Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)


    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.


    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:


    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;


    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;


    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;


    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.


    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.


    - Như vậy trước hết việc phân chia phụ thuộc vào thỏa thuận của hai vợ chồng anh A, nế hai vợ chồng anh A không thỏa thuận được thì tòa án sẽ thực hiên việc phân chia và tài sản là quyền sử dụng đất sẽ được chia đôi theo điều 95 trên.





    III:Kết luận


    Trên đây là cách giải quyết một tình huống điển hình trong lĩnh vực đát đai của em dưới góc độ sinh viên luật và qua tình huống trên có thể thấy, cùng với việc ngày càng hoàn thện hệ thống pháp luật về mọi mặt,trong đó có luật đất đai nhà nước đã ngày càng quan tâm và mở rộng các điều kiện cho đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể sở hữu và sử dụng đất ở Việt Nam điều này thể hiện rõ một phần chính sách đại đoàn kết dân tộc,tạo điều kiện để phát triển kinh tế đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...