Tiểu Luận Giải quyết tình huống nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ

Thảo luận trong 'Kinh Tế Phát Triển' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục


    Đặt vấn đề 3
    I. Mô tả tình huống5
    II. Các phương án và biện pháp giải quyết tình huống11
    III. Phương án tối ưu về công tác cán bộ
    trong các cơ quan hành chính ở Thái Nguyên hiện nay.
    IV. Kiến nghị và đề xuất 14
    Kết luận17
    Tài liệu tham khảo18




    Đặt vấn đề

    Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo qua mười lăm năm đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Trong thành tựu đó, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Đây là một lực lượng thường trực trong bộ máy Nhà nước, trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
    Hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với nó là việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.
    Đảng và Nhà nước nhận thức rõ rằng cán bộ, công chức Nhà nước là yếu tố có tính quyết định đối với sự vận hành và hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước; đồng thời cũng chỉ rõ: “đội ngũ cán bộ công chức nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ, một số bộ phận không nhỏ thoái hoá biến chất” chưa đáp ứng được các yêu cầu của quản lý Nhà nước thời kỳ mới.
    Để có được đội ngũ công chức trong sạch, vững mạnh, khâu then chốt là việc đổi mới và hoàn thiện chế độ công chức phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế quản lý, trong đó có vấn đề tinh giản biên chế. Theo hướng này Chính phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng như Nghị định số 169 - HĐBT ngày 25/5/1991 về công chức Nhà nước, ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức số 01/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26/2/1998 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh như Nghị định số 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 96/1998/NĐ-CP về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức, . Trong nhiều năm qua, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung sự lãnh đạo và chỉ đạo việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấp, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý trong lĩnh vực dân số, lao động và bảo trợ xã hội cũng được chuyển dần sang phương hướng đó, nhằm quản lý và điều tiết vĩ mô toàn bộ hoạt động về phát triển dân số, lao động, việc làm, tiền lương và bảo trợ xã hội.
    Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây còn để lại nhiều di chứng nặng nề, qua những biểu hiện cơ bản sau:
    - Sự quản lý tập trung cao độ của Nhà nước trong lĩnh vực này thông qua hệ thống kế hoạch hóa xơ cứng mang tính mệnh lệnh hành chính bằng những chỉ tiêu pháp lệnh như: phân phối và sử dụng nguồn lao động, số lượng người làm việc, quỹ lương, .
    - Nhà nước bảo đảm việc làm cho người lao động, thu hút việc làm vào các khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ "biên chế Nhà nước" tràn lan, không khuyến khích tự do tìm việc làm.
    - Bao cấp tràn lan từ ngân sách Nhà nước cho chi tiêu tiền lương, bảo hiểm xã hội, không tính đến hiệu quả lao động và hiệu quả kinh doanh.
    - Từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đẻ ra bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo nhưng hiệu quả công việc không cao, các cơ quan quản lý Nhà nước làm cả chức năng quản lý vi mô của các tổ chức và đơn vị cơ sở (quỹ tiền lương, số lượng người làm việc, năng suất lao động v.v .)
    Để khắc phục hậu quả của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nhất là của cơ chế tuyển dụng lao động trước đây, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách giải quyết kịp thời, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vừa tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở kinh tế và của các cơ quan Nhà nước. Nội dung chủ trương, chính sách đó được thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước: quyết định 176/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về sắp xếp lại lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh, Quyết định 111/HĐBT ngày 12/4/1991 v/v sắp xếp tổ chức biên chế hành chính, sự nghiệp. Vấn đề biên chế và tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính là vấn đề khó khăn, phức tạp và cấp bách đặt ra cho tất cả các ngành, các cấp.
    Mục tiêu của tinh giản biên chế về lâu dài là: Đưa người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi biên chế cơ quan.
    Trước mắt: đưa được A% (x người) ra khỏi biên chế.
    Trong chuyên đề tiểu luận này, chúng tôi xin được nêu vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và các giải pháp tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính hiện nay nhằm giải quyết tốt bài toán tình huống: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vấn đề biên chế và tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính nhà nước. Đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm, cần có biện pháp để giải quyết về căn bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...