Chuyên Đề Giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
    LỜI NÓI ĐẦU

    Gia đình là một tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ nhất của xã hội,nơi có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và giáo dục. Trong đó quan hệ hôn nhân là cơ sở chính,cơ sở chủ yếu để hình thành gia đình.
    Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Biểu hiện ở việc nước ta đã ban hành các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
    Thực tế, trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất, nó gắn liền với quan hệ tài sản giữa vợ và chồng đó là một vấn đề hết sức quan trọng, là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no, đầy đủ đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần cho gia đình.

    Sự bền vững ổn định của hôn nhân không chỉ là nguyện vọng của mỗi cặp vợ chồng nói riêng mà còn là mục đích và yêu cầu của pháp luật, nhà nước và xã hội nói chung. Tuy nhiên “không có luật pháp nào không có ngoại lệ”, nên trong đời sống nếu hôn nhân không còn những ý nghĩa và giá trị như ban đầu dẫn đến những bất thường,khủng hoảng thì pháp luật phải đề ra biện pháp để giải quyết. Vì vậy, chế định ly hôn được dự liệu trong luật Hôn nhân và gia đình đã góp phần giải phóng cho các chủ thể khỏi những mâu thuẫn trong cuộc hôn nhân bất thành của họ. Trong đó, các tranh chấp trong vấn đề về chia tài sản hầu như luôn xảy ra khi quan hệ ly hôn của họ chấm dứt. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau. Chính vì thế, phân chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu và gây ra nhiều xung đột,tranh chấp trong pháp luật Hôn nhân và gia đình, là một trong những vấn đề phức tạp nhất và gây ra nhiều tranh cãi trong các vụ giải quyết ly hôn ở các cấp tòa án trong pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và thực hiện một cách có hiệu quả.
    Không phải là quy định mới trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18), quy định này đã dần có những bước thay đổi mới mang tính tích cực cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
    Là sinh viên đang học tập tại trường, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của việc chia tài sản của vợ chồng; nhóm thảo luận chúng em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài tiểu luận của nhóm.
    Trong bài tiểu luận , chúng em tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về tài sản, chia tài sản, hậu quả pháp lý và những vấn đề khác liên quan của việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Pháp luật hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, chúng em đã phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị của mình để góp phần nhỏ vào việc xây dựng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
    Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phép biện chứng của lý luận khoa học Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp lập luận khác như so sánh, phân tích, tổng hợp

    **************************************

    Kết cấu của bài tiểu luận của nhóm em bao gồm:
    Chương I. Tổng quan về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
    Chương II.Thực tiễn áp dụng về chia tài sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị.
    Để hiểu rõ thêm về vấn đề, nhóm em sẽ đi sâu vào phân tích từng nội dung được nêu trên nhằm làm sáng tỏ đề tài của mình.


    MỤC LỤC

    Lời nói đầu

    I. Tổng quan về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
    1. Khái lược chế độ tài sản của vợ chồng
    1.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng.
    1.2 Khái niệm tài sản riêng của vợ chồng.
    1.3 Căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng.
    1.3.1 Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng.
    1.3.2 Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng.
    2. Chia tài sản vợ chồng khi ly hôn.
    2.1 Căn cứ chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
    2.2 Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
    2.2.1 Nguyên tắc chia tài sản riêng.
    2.2.2 Nguyên tắc chia tài sản chung.
    2.2.3 Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng là quyền sử dụng đất.
    2.3 Hậu quả pháp lý của chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
    2.3.1 Hậu quả pháp lý về nhân thân.
    2.3.2 Hậu quả pháp lý về tài sản
    2.3.3 Hậu quả pháp lý về con cái

    II.Thực tiễn áp dụng về chia tài sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị.




    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG VÀ CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

    1. Khái lược chế độ tài sản của vợ chồng
    Chế độ tài sản pháp định là một giải pháp được nhà làm luật ở tất cả các nước ghi nhận trong pháp luật Hôn nhân và gia đình. Có nước qui định chế độ tài sản pháp định mang tính chất thay thế trong trường hợp vợ chồng không có thoả thuận bằng hôn ước, hoặc với mục đích để vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản áp dụng cho họ (phổ biến trong pháp luật về HN&GĐ ở các nước phương Tây như Pháp, Nhật Bản, Canađa, Australia, Thái Lan ), Điều 1400 Bộ Luật Dân sự Cộng hoà Pháp qui định: “Chế độ cộng đồng tài sản được thiết lập khi không có hôn ước hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản”; có nước qui định chế độ tài sản pháp định như là căn cứ duy nhất để xác định tài sản của vợ chồng (phổ biến trong pháp luật HN&GĐ các nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc, Liên xô cũ, Cu Ba ), Điều 29 Luật gia đình Cộng hoà Cuba qui định:
    “Chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung theo qui định của Bộ luật này. Chế độ tài sản này áp dụng kể từ ngày việc kết hôn được chính quyền công nhận hoặc từ ngày có cuộc sống chung ; chế độ tài sản này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt không kể vì lý do gì”.
    Ở Việt Nam, chế độ tài sản của vợ chồng được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực từ ngày 1/1/2001.
    Khi hôn nhân được công nhận có nghĩa quan hệ vợ chồng được xác lập, ai cũng mong muốn hôn nhân được bền vững, tuy nhiên, “không có luật pháp nào là không có ngoại lệ”, nên trong trường hợp bất thường, khủng hoảng của hôn nhân thì pháp luật phải đề ra biện pháp giải quyết. Đó là lí do để chế định ly hôn được dự liệu trong Luật Hôn nhân và gia đình.
    Khi ly hôn, vấn đề tài sản là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong thực tiễn xét xử cũng như trong quan hệ pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin bàn kĩ về vấn đề chia tài sản vợ chồng sau ly hôn.

    1.1Khái niệm tài sản chung của vợ chồng.
    Các loại tài sản chung của vợ chồng quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
    Tài sản do vợ chồng tạo ra , thu nhập do lao động,hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây là nhóm tài sản chủ yếu của vợ chồng. Loại tài sản này góp phần lớn trong việc duy trì, phát triển tài sản chung, chăm lo đời sống chung trong gia đình. Tài sản này gắn liền với việc phát sinh quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng và tồn tại cùng với sự tồn tại của quan hệ hôn nhân.
    Các thu nhập hợp khác pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.Thu nhập hợp pháp ở đây được hiểu là những khoản thu nhập không thuộc nhóm tài sản thứ nhất vừa nêu
    Tài sản của vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung. Đậy là những tài sản mà vợ chồng được chủ sở hữu thể hiện ý chí chuyển giao quyền sở hữu lại cho cả hai vợ chồng. Tôn trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản, pháp luật xác định những tài sản này là của chung hai vợ chồng.
    Những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung cũng là tài sản chung của hai vợ chồng. Qui định này vừa thể hiện rõ quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, cũng là quyền của vợ chồng trong việc quyết định về phạm vi các tài sản thuộc sở hữu chung, đồng thời thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam về vấn đề này: Ưu tiên và khuyến khích việc xây dựng, củng cố chế độ tài sản chung của vợ chồng, đảm bảo để vợ chồng có những điều kiện vật chất tốt nhất trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
    Tài sản mà vợ chồng không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng khi có tranh chấp, cũng được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Đây là quy định mang tính suy đoán luật. Qui định có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng. Bởi lẽ, một khi vợ, chồng có tranh chấp với nhau về tài sản chung, riêng, bên nào muốn xác định tài sản đó là của riêng mình, tự chính bản thân họ phải có chứng cứ chứng minh tài sản đó thuộc về họ
    Quyền sử dụng đất vợ chồng có được sau khi kết hôn. Quyền sử dụng đất được nói đến đây có thể là quyền sử dụng đất được nhà nước giao cho vợ, cho chồng hoặc cho cả hai vợ chồng; quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng được Nhà nước cho thuê; quyền sử dụng đất mà vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp.
    Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của gia đình đồng thời có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Điều này thể hiện qua các nội dung sau:
    Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc quản lí tài sản chung, những tài sản mà pháp luật qui định phải đăng kí quyền sở hữu, trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả hai vợ chồng.
    Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mà mỗi gia đình có sự tự thỏa thuận, phân công giữa vợ chồng trong việc quản lí tài sản chung. Việc quản lí tài sản chung như thế nào, vợ chồng cũng phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.
    Nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, đồng thời tạo cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng sau này, Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định về đăng kí quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, nếu tài sản chung là nhà ở; quyền sử dụng đất; các tài sản khác mà pháp luật qui định phải đăng kí quyền sở hữu, thì vợ chồng phải đăng kí và trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, nếu các tài sản chỉ ghi tên của một bên vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng và vợ chồng không chứng minh được đó là tài sản riêng vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
    Vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch do một bên thực hiện.
    Về nguyên tắc, khi vợ hoặc chồng thực hiện một giao dịch liên quan đến tài sản chung, phải có sự đồng ý của cả hai bên vợ chồng. Tuy nhiên, để đáp ứng một cách kịp thời quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, trong một số trường hợp, giao dịch của vợ, chồng liên quan đến tài sản chung có thể chỉ do một bên thực hiện, phía bên kia cho dù không biết hoặc biết nhưng không đồng ý, vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm. Đó là các giao dịch dân sự hợp pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Như nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác.
    Đối với các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc dung tài sản chung để kinh doanh, phải có sự bàn bạc, thỏa thuận của cả hai vợ chồng.
    Đối với những tài sản có giá trị lớn, ảnh hưởng đến đời sống của gia đình, pháp luật yêu cầu phải có sự bàn bạc, cân nhắc thận trọng của cả hai vợ chồng và phải do hai vợ chồng quyết định. Trong trường hợp thiếu sự thống nhất ý chí của một bên vợ chồng, (chẳng hạn chồng định đoạt tài sản chung có giá trị lớn nhưng người vợ không biết, hoặc biết nhưng không đồng ý) thì bên còn lại có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo Điều 134 Bộ luật dân sự, hậu quả của giao dịch này được giải quyết theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự.
    Tài sản có giá trị lớn được xác định căn cứ vào tính chất và giá trị của tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản có giá trị lớn của mỗi gia đình là khác nhau trên cơ sở định lượng của nhà lập pháp không căn cứ vào giá trị thương mại của tài sản đó tại thời điểm tham gia giao dịch.
    Tài sản chung của vợ chồng được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chung của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
    Như vậy, Luật đã ghi nhận rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng, trước hết nhằm để đáp ứng các nhu cầu chung của gia đình, như để ăn, ở, mua sắm đồ dung sinh hoạt, tư liệu sản xuất phục vụ cho đời sống các thành viên trong gia đình về vật chất và tinh thần, đồng thời dung để thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của cả hai vợ chồng. Theo qui định này, về nguyên tắc vợ, chồng không được lấy tài sản chung để thoả mãn các nhu cầu riêng tư của mình hoặc thực hiện các nghĩa vụ riêng, các bên chỉ có thể thực hiện điều này khi có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng.

    1.2. Khái niệm tài sản riêng của vợ chồng.
    Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Tài sản riêng của vợ, chồng.
    Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật Hôn nhân và gia đình; đồ dùng tư trang cá nhân.
    Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
    Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng theo ý chí của mình. Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích chung của gia đình, do đó trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng cấc nhu cầu chung trong gia đình, thì vợ, chồng phải dùng tài sản riêng của mình để đáp ứng các nhu cầu đó. Đối với các tài sản mà vợ, chồng đã chỉ dùng cho gia đình và không còn nữa, vợ, chồng không có quyền đòi lại.
    Xuất phát từ việc đảm bảo quyền định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản riêng, đồng thời đảm bảo lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình yêu cầu vợ, chồng nếu đưa tài sản riêng vào sử dụng chung trong gia đình, mà hoa lợi, lợi ích từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải có sự thỏa thuận của hai vợ chồng (khoản 5, Điều 33).

    1.3. Căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng.
    1.3.1 Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng.
    Đối với nhóm tài sản: “Tài sản do vợ chồng tạo ra , thu nhập do lao động,hoạt động sản xuất, kinh doanh”. Đây là nhóm tài sản chủ yếu của vợ chồng được tạo thành từ ba nguồn: Do người vợ tạo ra; do người chồng tạo ra và do cả hai vợ chồng cùng tạo ra. Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung công sức trong việc tạo lập, chăm lo đời sống gia đình, nên pháp luật không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi người. Do sức khỏe, năng lực, trình độ, vợ, chồng có thể tạo lập khối tài sản chung không ngang bằng nhau, nhưng pháp luật vẫn thừa nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng với khối tài sản chung.
    Các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điểm a, mục 3 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định: “Thu nhập hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005: Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu (Điều 239); Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy (Điều 240); Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 241); Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc (Điều 242); Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (Điều 243); Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều 244).
    Đối với tài sản của vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung phải tuân theo thủ tục luật định, việc tặng cho chung, thừa kế chung phải xuất trình văn bản, bằng chứng xác thực.
    Sự thỏa thuận của vợ chồng đối với các tài sản là tài sản chung của vợ chồng. Việc nhập hay không nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng hoàn toàn thuộc vào ý chí của vợ, chồng, pháp luật can thiệp. Tuy nhiên, nếu vợ, chồng nhập tài sản riêng của mình là nhà ở, quyền sử dụng đất hoặc các tài sản có giá trị lớn khác vào tài sản chung, phải lập thành văn bản.
    Tài sản mà vợ chồng không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng khi có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Quy định này của Luật, là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền tài sản của vợ chồng.
    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của hai vợ chồng.

    1.3.2 Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...