Luận Văn giải quyết một tình huống về việc phân chia lợi nhuận và việc chuyển nhượng vốn góp của các thành vi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, MỞ ĐẦU
    Trong xã hội ngày nay, khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng khốc liệt, những rủi ro trong kinh doanh xảy ra cũng ngày càng nhiều hơn. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường ở vào vị trí bất lợi trong qua trình cạnh tranh. Bởi vậy, để có thể đứng vững trên thị trường và hạn chế được rủi ro trong kinh doanh các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau thông qua hình thức góp vốn để thành lập ra một doanh nghiệp. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là một loại hình doanh nghiêp như vậy.
    Tuy nhiên, trong thực tế, khi các thành viên của công ty không thống nhất được với nhau việc phân chia lợi nhuận nên đã nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên, dẫn đến việc chuyển nhượng vốn góp không hợp lý của các thành viên. Bởi vậy, trong bài tập nhóm tháng lần này, nhóm chúng em xin được giải quyết một tình huống về việc phân chia lợi nhuận và việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên trong công ty TNHH để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những vấn đề bất cập này.
    II, NỘI DUNG
    1, Cơ sở pháp lí về công ty TNHH 2 thành viên trở lên
    LDN quy định công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lí:
    *Thành viên: Thành viên công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và không vượt quá năm mươi. Tổ chức, cá nhân đó có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Trong quá trình hoạt động, công ty có nghĩa vụ phải duy trì tối thiểu hai thành viên, nếu vì lí do nào đó, số thành viên công ty chỉ còn lại một thì trong một thời hạn nhất định, công ty phải khắc phục tình trạng đó bằng cách kết nạp thành viên mới hoặc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác. Nếu không khắc phục được, công ty buộc phải giải thể.
    *Chế độ trách nhiệm tài sản: Công ty TNHH luôn chịu trách nhiệm đến hết tài sản của công ty. Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp hay nói cách khác thành viên công ty chịu TNHH đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp.
    *Tư cách pháp lí: Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    *Vốn và chế độ tài chính: Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để huy động vốn trong công chúng. Khi thành lập công ty, các thành viên phải cam kết góp vốn vào công ty và phải góp đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết.Nếu có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm đối vơi thiệt hại phát sinh do phần việc góp vốn không đầy đủ và đúng hạn của mình. Khi đã có một phần vốn góp nhất định, thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trường hợp nhất định (Điều 43 LDN 2005), đồng thời các thành viên cũng có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho các thành viên của công ty hoặc người khác theo những điều kiện, thủ tục pháp lí nhất định quy định tại LDN 2005 (Điều 44 LDN). Việc tăng, giảm vốn điều lệ của công ty được thực hiện theo quyết định của Hội đồng thành viên công ty trong những trường hợp quy định tại Điều 60 LDN.
    Dựa trên những cơ sở pháp lí này, hãy cùng xem xét những vấn đề pháp lí đó khi đi vào tổ chức, hoạt động của các công ty TNHH trên thực tế sẽ phát sinh những bất cập gì thông qua một tình huống về việc tranh chấp phân chia lợi nhuận của các thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
    2, Giải quyết tình huống
    a, Người đại diện theo pháp luật của công ty ABC.
    Điều 46 LDN 2005 quy định về cơ cấu tổ chức quản lí công ty “ Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”. Theo điều luật này, Điều lệ công ty chỉ quy định một trong số những người là Chủ tịch HĐTV, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty mới là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Trong khi đó, Điều lệ công ty ABC lại quy định: “Mọi thành viên đều là người đại diện theo pháp luật của công ty và có quyền nhân danh công ty để ký kết các hợp đồng” (trong đó, A là giám đốc, B là chủ tịch HĐTV và C là kế toán trưởng của công ty). Như vậy, việc quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty trong Điều lệ là trái pháp luật. Trong khi pháp luật nhường quyền quyết định, lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty cho Điều lệ công ty thì Điều lệ công ty không những không thực hiện quyền năng này mà còn quy định trái luật. Nếu có các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty thì rất khó xác định được người đại diện theo pháp luật hợp pháp cho công ty, và như vậy việc giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ cho các bên tranh chấp trở lên phức tạp hơn. Bởi vậy, để hạn chế những rủi ro liên quan đến vấn đề người đại diện theo luật cho công ty thì Điều lệ công ty cần phải được sửa đổi lại cho phù hợp với quy định pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...