Tiểu Luận Giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước (42 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước

    * Khiếu nại và khiếu nại về đất đai

    Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì thuật ngữ "Khiếu nại" được hiểu như sau: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    Theo khái niệm này thì Khiếu nại có một số đặc điểm sau:
    Thứ nhất, về chủ thể có quyền khiếu nại chỉ có công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức mới có quyền khiếu nại, ngoài các đối tượng này ra sẽ không có quyền khiếu nại (ví dụ người nước ngoài hoặc người không quốc tịch sẽ không có quyền khiếu nại theo luật Khiếu nại, tố cáo);
    Thứ hai, về thủ tục khiếu nại phải tuân theo Luật Khiếu nại, tố cáo, nếu thủ tục khiếu nại mà không thực hiện theo Luật Khiếu nại, tố cáo thì không gọi là Khiếu nại;
    Thứ ba, về điều kiện để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, người khiếu nại phải có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    Trong quy định của Luật Đất đai tuy không quy định rõ Khiếu nại được hiểu như thế nào, nhưng theo khoản 1, điều 163 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004 quy định: “ Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có hành vi hành chính trong khi giải quyết công việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.
    Theo quy định này Khiếu nại được hiểu là quyền của cá nhân, công dân, cơ quan, tổ chức (cá nhân, tổ chức nói chung sau đây gọi là người khiếu nại) có quyền lợi ích liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, nếu không đồng ý với quyết định, hành vi đó có quyền yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền giải quyết, với quy định này khái niệm Khiếu nại được hiểu rộng hơn so với quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo về thủ tục khiếu nại, mở rộng về chủ thể có quyền khiếu nại và mở rộng cả về điều kiện khiếu nại, điều này tạo điều kiện cho người khiếu nại thực hiện quyền của mình.
    Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thuật ngữ Khiếu nại không được hiểu thống nhất, vì vậy trong luận văn này tác giả chỉ đề cập đến cách hiểu thuật ngữ Khiếu nại theo quy định của Luật Đất đai như đã trình bày ở trên.
    Để quản lý nhà nước về đất đai cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều loại quyết định khác nhau như các quyết định về Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai; Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai, các quyết định này gọi chung là các quyết định quản lý đất đai, và thực hiện các hành vi để phục vụ cho việc ban hành các quyết định này gọi là hành vi hành chính về quản lý đất đai, tuy nhiên không phải mọi quyết định và hành vi nêu trên đều là đối tượng của hoạt động khiếu nại mà chỉ một số quyết định và một số hành vi là đối tượng của hoạt động khiếu nại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...