Luận Văn Giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Công ty dệt may

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. tính cấp thiết của đề tài
    Từ xa xưa việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia, mà sau này được gọi là hoạt động ngoại thương, đã gắn liền với sự tồn tại và phát triển của loài người. Hoạt động ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán. Hơn thế nữa, thông qua ngoại thương một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng mình mong muốn mà không cần phải sản xuất mặt hàng đó. Chính vì vậy, ngoại thương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nó thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của các quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
    Cùng với quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, Việt nam cũng đang trên đà hội nhập kinh tế theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Hoạt động ngoại thương của nước ta cũng vì thế mà ngày càng phát triển, đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Hoạt động buôn bán quốc tế được tiến hành thông qua việc ký kết và thực hiện các hợp đồng trong ngoại thương. Khi đàm phán ký kết hợp đồng các bên đều muốn tốt đẹp nhưng do những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp nên tranh chấp là khó tránh khỏi. Việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh luôn là vấn đề được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu quan tâm.
    Với mong muốn giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu và bạn đọc quan tâm có thêm tài liệu tham khảo về các phương pháp giải quyết tranh chấp trong ngoại thương cả trên lý thuyết và thực tế, tìm hiểu một số biện pháp nhằm giúp cho việc giải quyết tranh chấp trong ngoại thương đạt hiệu quả cao để từ đó rút ra kinh nghiệm cho riêng mình, tôi chọn đề tài: “Giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Công ty dệt may Hà nội” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp đại học của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu
    - Khoá luận trước tiên nhằm nghiên cứu một cách tương đối bao quát các tranh chấp trong ngoại thương và các phương pháp giải quyết tranh chấp.
    - Tiếp đó, khoá luận tìm hiểu thực tiễn giải quyết tranh chấp trong ngoại thương tại một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là Công ty dệt may Hà nội.
    - Sau khi nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tiễn, khoá luận đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong ngoại thương nói chung và ở Công ty dệt may Hà nội nói riêng.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các phương pháp giải quyết tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn ứng dụng các phương pháp này tại một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể, khoá luận nghiên cứu cách thức áp dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp trong ngoại thương và việc áp dụng như thế nào để đem lại hiệu quả cao, từ đó rút ra phương pháp giải quyết phù hợp cho mỗi một tranh chấp thực tế xảy ra.
    Phạm vi khoá luận giới hạn chỉ ở việc nghiên cứu và phân tích các tranh chấp trong ngoại thương phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Công ty dệt may Hà nội trong thời gian vừa qua.
    4. Bố cục khoá luận
    Khoá luận được kết cấu thành ba chương như sau:
    Chương I : Một số vấn đề chung về giải quyết tranh chấp trong ngoại thương.
    Chương II : Thực trạng giải quyết tranh chấp trong ngoại thương tại Công ty dệt may Hà nội.
    Chương III : Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong ngoại thương ở Công ty dệt may Hà nội trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...