Tài liệu Giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
    1. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tố tụng tòa án
    2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng thủ tục trọng tài.


    1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG TỐ
    TỤNG TÒA ÁN :
    Trước ngày 01/01/2005, tố tụng này được giải quyết theo một qui định riêng
    (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế có hiệu lực từ 01/7/1994) nhưng từ
    ngày 01/01/2005 thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại được qui định
    chung trong Bộ luật tố tụng dân sự, vì vậy, có một số qui định giống với các tranh
    chấp dân sự khác (hôn nhân gia đình, lao động, ), bên cạnh đó cũng có một số qui
    định riêng chỉ áp dụng đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại và các yêu cầu về
    kinh doanh, thương mại
    1.1. Các nguyên tắc cơ bản giải quyết vụ án kinh doanh thương mại :
    1.1.1. Nguyên tắc tựđịnh đoạt :
    Các đương sựđược quyền khởi kiện, quyền yêu cầu tòa án bảo vệ các quyền và
    lợi ích hợp pháp, quyền tự do lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp trong những
    trường hợp nhất định. Nguyên đơn được quyền thay đổi nội dung đơn kiện, quyền rút
    đơn khởi kiện, cũng như các bên đương sự có quyền hòa giải, thương lượng trong quá
    trình giải quyết vụ án.
    1.1.2. Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ cung cấp ch ứng cứ và chứng minh :
    Các bên đương sự có nghĩa vụ cung cấp, thu thập tài liệu chứng cứđể bảo vệ
    quyền lợi của mình. Chỉ khi thấy cần thiết, Tòa án có thể xác minh, thu thập chứng cứ
    để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác.
    1.1.3. Nguyên tắc hòa giải :
    Trong quá trình giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, Tòa kinh tế thuộc Tòa
    án nhân dân có nhiệm vụ phải hòa giải giữa các bên đương sự. Hòa giải là thủ tục bắt
    buộc trong tố tụng kinh tế, nếu không thực hiện xem như vi phạm tố tụng. Hòa giải có
    ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên đương sự và với cả Tòa án vì giúp vụ án được
    giải quyết nhanh chóng, đạt được yêu cầu của cả hai bên và tạo điều kiện thuận lợi cho
    việc thực hiện những thỏa thuận đó sau này. Tòa án chỉđưa vụ án ra xét xử khi hòa
    giải không thành
    1.1.4. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng kịp th ời :
    Tố tụng kinh tế qui định một thời gian ngắn hơn (so với tố tụng dân sự khác) để
    giải quyết các tranh chấp kinh tế nhằm rút ngắn thời gian các bên phải tham gia tố
    tụng, phù hợp với hoạt động kinh doanh.
    1.2. Thẩm quyền của tòa án :
    1.2.1. Thẩm quyền theo vụ việc :
    Theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự (có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2005),
    thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh tế trước đây nay được chia làm 2 loại:
    *. Các tranh chấp v ề kinh doanh, thương mại : gồm :
    @ Tranh chấp phát sinh trong họat động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,
    tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, gồm:
    a. Mua bán hàng hóa.
    b. Cung ứng dịch vụ.
    c. Phân phối. d. Đại diện, đại lý.
    đ. Ký gởi
    e. Thuê, cho thuê, thuê mua.
    g. Xây dựng.
    h. Tư vấn, kỹ thuật.
    i. Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội
    địa.
    k. Vận chuyển hàng hóa,hành khách bằng đường hàng không,đường biển
    l. Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác.
    m. Đầu tư, tài chính, ngân hàng.
    n. Bảo hiểm.
    o. Thăm dò, khai thác.
    @ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
    chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
    @ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên
    của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, họat động, giải thể, sáp nhập, hợp
    nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
    @ Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
    *. Các yêu cầu về kinh doanh, thương mại : gồm :
    @ . Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ
    tranh chấp theo qui định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
    @. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh
    doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định
    kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt
    Nam.
    @. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh,
    thương mại của Trọng tài nước ngoài.
    @ Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
    1.2.2. Thẩm quyền của tòa án theo cấp :
    * Tòa án nhân dân cấp huy ện : (giao cho Thẩm phán được phân công giải quyết
    về kinh tế) có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp phát sinh trong họat động
    kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều
    có mục đích lợi nhuận bao gồm:
    a. Mua bán hàng hóa.
    b. Cung ứng dịch vụ.
    c. Phân phối.
    d. Đại diện, đại lý.
    đ. Ký gởi
    e. Thuê, cho thuê, thuê mua.
    g. Xây dựng.
    h. Tư vấn, kỹ thuật
    i. Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội
    địa.
    * Tòa án nhân dân cấp t ỉnh (Tòa kinh tế) có thẩm quyền :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...