Tiểu Luận Giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trong thiết chế của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trên lý thuyết không có thị trường, không có kẻ mua, người bán, chỉ có người phân phối - Nhà nước và người được hưởng các mức phân phối theo định mức. Đây là một cuộc chơi đơn phương, không có được thua, lỗ lãi, và tất nhiên không cần đến trọng tài chặt chẽ.


    Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta đã thực sự chuyển mình, nền kinh tế phát triển đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu đan xen vào nhau, tác động lẫn nhau tạo nên những đổi thay lớn trong đời sống xã hội.


    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII khẳng định lại một lần nữa những thành tựu của Đại hội VI, đồng thời đề ra những chủ trương, phương hướng lớn, uốn nắn kịp thời các biểu hiện lệch lạc của nền kinh tế thị trường, đưa nền kinh tế thị trường phát triển cao hơn, rộng hơn, sâu hơn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường mang lại, còn có không ít các mặt xấu, tiêu cực của nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp đến các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh, can thiệp kịp thời của Nhà nước thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, toà án, kiểm sát . nhằm làm trong sạch, lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, tạo niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho các nhà doanh nghiệp, bảo đảm sự bình đẳng trong kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp ngoài nước.


    Trên cơ sở Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ, tranh chấp kinh tế là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, nhất là khi các doanh nghiệp nước ta vừa từ cơ chế kinh doanh quan liêu, bao cấp, kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh, không biết hoặc rất ít hiểu biết về nền kinh tế thị trường, trình độ pháp lý thấp, trình độ nghiệp vụ kinh doanh còn non kém, nên không thể tránh khỏi các sai lầm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết, làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài, từ khâu ký kết hợp đồng đến thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng . gây nên những thiệt hại vật chất lớn cho chính doanh nghiệp, mà trong nhiều trường hợp rất cần sự can thiệp của Nhà nước.


    Do các tranh chấp kinh tế rất đa dạng, phức tạp muôn hình, muôn vẻ, nên việc giải quyết tranh chấp kinh tế cũng vô cùng khó khăn, nhất là khi hệ thống pháp luật về kinh tế của nước ta còn thiếu và còn nhiều sơ hở.


    Trên cơ sở đó, với những kiến thức học em chọn đề tài “ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ” để làm khoá luận cho mình.


    Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 2 chương:
    Chương 1: Các tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
    Chương 2: Thực trạng giải quyết các tranh chấp kinh tế tại toà án nhân dân từ ngày 01 tháng 7 năm 1994 đến nay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...