Luận Văn Giải pháp xử lý và ngăn ngừa nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu đề tài


    Mục lục
    MỞ ĐẦU Trang
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG
    4
    1.1.Khái niệm và cơ sở ra đời của tín dụng 4
    1.2.Chức năng của tín dụng .4
    1.2.1.Chức năng tập trung và phân phối lại vốn theo nguyên tắc có hoàn trả 4
    1.2.2.Chức năng tiết kiệm tiền mặt .5
    1.2.3.Chức năng phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động
    của nền kinh tế .5
    1.3.Vai trò tín dụng 6
    1.3.1.Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển 6
    1.3.2.Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả .6
    1.3.3.Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định
    trật tự xã hộI 7
    1.3.4.Tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nước ngoài 7
    1.4.Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hang .7
    1.4.1. Đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng . 7
    1.4.2.Rủi ro trong kinh doanh ngân hang 9
    1.4.2.1.Rủi ro tín dụng .10
    1.4.2.2.Rủi ro lãi suất 11
    1.4.2.3.Rủi ro thanh toán .12
    1.4.2.4.Các rủi ro khác 13
    1.4.3. Ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh ngân hang .14
    1.5.Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro .15
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 17
    2.1.Giới thiệu tình hình kinh tế và hệ thống Ngân hàng thương mại trên
    địa bàn tỉnh Trà Vinh .17
    2.1.1.Giới thiệu tình hình kinh tế tỉnh Trà Vinh .17
    3
    2.1.2.Hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 19
    2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh . 19
    2.3.Hoạt động tín dụng 21
    2.3.1.Tình hình cho vay . .21
    2.3.2.Tình hình thu nợ 27
    2.3.3.Tình hình nợ quá hạn . 31
    2.3.3.1.Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay 31
    2.3.3.2.Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế .33
    2.3.3.3.Nợ quá hạn phân theo nhóm 37
    2.3.4.Tình hình xử lý nợ còn tồn đọng .40
    2.4.Nhận xét đánh giá . .42
    2.4.1.Những thành tích đã đạt được .42
    2.4.2.Những mặt tồn tại . .43
    2.4.3.Những nguyên nhân hạn chế hoạt động tín dụng 45
    2.4.3.1.Nguyên nhân chủ quan 45
    2.4.3.1.1.Thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của
    Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn tỉnh 45
    2.4.3.1.2.Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các chi nhánh
    ngân hàng chưa chặt chẽ . .45
    2.4.3.1.3.Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ ngân
    hàng còn hạn chế . 46
    2.4.3.1.4.Công tác thẩm định cho vay quá sơ sài và buông
    lỏng việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay . .47
    2.4.3.1.5.Sự yếu kém của doanh nghiệp vay vốn trên địa bàn .48
    2.4.3.2.Nguyên nhân khách quan 49
    2.4.3.2.1.Khách hàng vay vốn gặp rủi ro do thời tiết và dịch bệnh .49
    2.4.3.2.2.Môi trường pháp lý chưa thuận lợi .50
    CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ NGĂN NGỪA NỢ QUÁ HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 51
    3.1.Giải pháp chủ yếu xử lý nợ quá hạn . .51
    3.1.1.Thành lập công ty mua bán nợ do các chi nhánh Ngân hàng thương
    mại trên địa bàn thành lập . 51
    3.1.1.1.Sự cần thiết thành lập công ty .51
    3.1.1.2.Mô hình công ty mua bán nợ .52
    3.1.1.3.Quy trình xử lý 53
    4
    3.1.2.Vận động tài trợ nợ 55
    3.1.3.Tháo gỡ vướng mắc trong quy định pháp lý .55
    3.1.3.Xoá nợ .56
    3.2.Giải pháp ngăn ngừa nợ quá hạn . 57
    3.2.1.Tập trung đào tạo lại cán bộ để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài .57
    3.2.2.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ở các ngân hang .57
    3.2.3.Hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt . 58
    3.2.4.Phân tán rủi ro, đa dạng hoá các hình thức cho vay 59
    3.2.5.Thực hiện tốt việc khai thác và phân tích thông tin tín dụng 59
    3.2.6.Thẩm định chặt chẽ tài sản đảm bảo . 63
    3.2.5.2.Kiểm tra giám sát sau khi cho vay . 64
    3.2.5.3.Tích cực theo dõi thu hồi nợ gốc, nợ lãi . 65
    3.2.9.Dự báo . 66
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ `ĐẦU
    1.LÝ DO NGHIÊN CỨU

    Trong đời sống kinh tế hàng ngày, rủi ro thông thường được coi là những bất trắc, những biến cố không có lợi, ngoài sự mong đợi. Rủi ro nhiều khi mang lại những hậu quả không lường, vì vậy người ta thường tìm cách để phòng ngừa, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Cũng như mọi doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro, nhưng do kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà còn gây tác động xấu đến nền kinh tế-xã hội.
    Quản lý rủi ro luôn là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính-ngân hàng, bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn hoạt động. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới.Do đó quản lý rủi ro là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
    Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nước ta, hoạt động tín dụng có vai trò chủ yếu, nên rủi ro trong hoạt động ngân hàng phần lớn là rủi ro tín dụng. Chính vì thế, vấn đề tồn tại và bức xúc nhất hiện nay trong hoạt động ngân hàng là nợ quá hạn và làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
    Nợ quá hạn hiện nay giống như một “khối u” trong ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế thì nợ quá hạn ở mức 5% là chấp nhận được, nhưng ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Trà Vinh nói riêng thì con số này còn ở mức cao. Tỷ lệ nợ quá hạn có ảnh hưởng rất xấu đến an ninh tài chính của ngân hàng. Do đó cần phải xử lý và ngăn ngừa nợ quá hạn, nhằm góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện tốt nghiệp vụ kinh doanh
    9
    của mình trong lĩnh vực tín dụng nhằm từng bước hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng đạt kết quả.
    2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Ngân hàng thương mại là một trong những tác nhân chủ yếu để phát triển nền kinh tế-xã hội, mà hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đồng thời là nguồn thu nhập quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao thể hiện mức đóng góp của ngân hàng đối với xã hội càng lớn.
    Trên cơ sở vận dụng những lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học ứng dụng vào tình hình thực tiễn tỉnh Trà Vinh, luận văn này có mục tiêu nghiên cứu sau:
    -Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Trà Vinh qua đó đưa ra những nhận xét đánh giá về hoạt động của các NHTM trên địa bàn.
    -Tìm hiểu những nguyên nhân của việc nợ quá hạn phát sinh và kéo dài , trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp cụ thể để xử lý và ngăn ngừa nợ quá hạn để lành mạnh hoá tình hình tài chính của các NHTM trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
    3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở nội dung đề tài, thực hiện thu thập thống kê số liệu từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
    Luận văn áp dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối, phân tích đánh giá tình hình hoạt động tín dụng, xác định những gì đạt được và những mặt tồn tại của các NHTM trên địa bàn.
    Tham khảo các giáo trình, tài liệu,số liệu báo cáo niên giám thống kê để phục vụ nội dung nghiên cứu.
    Sử dụng các phần mềm vi tính: word, excel để đánh văn bản, xử lý số liệu và vẽ biểu bảng.
    10
    4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Luận văn phân tích tình hình hoạt động tín dụng và nợ quá hạn dựa trên số liệu thực trạng 4 năm 2003-2006 của các NHTM trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
    5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
    Thông qua một số giải pháp trong việc xử lý và ngăn ngừa nợ quá hạn nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, an toàn, bền vững góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
    6.KẾT CẤU LUẬN VĂN
    -Luận văn bao gồm những phần sau:
    -Lời mở đầu
    -Chương I: Cơ sở lý luận chung về tín dụng
    -Chương II: Thực trạng nợ quá hạn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
    -Chương III: Giải pháp xử lý và ngăn ngừa nợ quá hạn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
    -Kết luận
    -Tài liệu tham khảo
    -Phụ lũc
     
Đang tải...