Luận Văn Giải pháp xử lý nước nhiễm dầu từ các tổng kho và đề suất quy trình xử lý nước nhiễm dầu từ các kho

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề chống ô nhiễm môi trường do dầu gây ra đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, nhất là những nước có nền công nghiệp dầu khí phát triển. Việt Nam cũng là một nước xuất khẩu dầu thô và vấn đề ô nhiễm do dầu gây ra là không thể tránh khỏi.

    Các vụ rò rỉ và tràn dầu đã được cục môi trường thống kê từ năm 1989. Trong đó sự cố nghiêm trọng nhất xảy ra vào tháng 10 năm 1994 tàu chở dầu của Singapore đâm vào cầu tàu ở cảng Cát Lái trên sông Sài Gòn gần thành phố Hồ Chí Minh làm tràn hơn 1.700 tấn dầu. Vùng bị ảnh hưởng bao gồm khu cảng và hơn 30.000 ha ruộng lúa, trại cá và trại vịt.

    Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có phương pháp xử lý triệt để lượng nước ô nhiễm này. Dựa trên cơ sở tổng hợp các phương pháp hiện có và hiện trạng ô nhiễm đề tài ra đời như là một giải pháp gơị ý cho việc làm sạch nước nhiễm dầu.

    Mục tiêu của đề tài: đưa ra giải pháp xử lý nước nhiễm dầu từ các tổng kho và đề suất quy trình xử lý nước nhiễm dầu từ các kho xăng dầu ở TP. HCM, dựa trên cơ sở tổng quan các phương pháp xử lý và các kết quả đẵ được ứng dụng từ các phương pháp đó.

    1 TRẠNG THÁI CỦA DẦU TRONG NƯỚC THẢI
    Xử lý nước thải nhiễm dầu cần chú ý đến các dạng dầu trong nước thải.
    Bản chất: dầu là chất lỏng sánh, thường có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Chúng bị oxi hoá rất chậm, có thể tồn tại đến 50 năm
    Trong thực tế dầu hiện diện ở nhiều trạng thái khác nhau và khó xác định chính xác các thành phần này bằng thí nghiệm. Phổ biến dầu tồn tại ở 4 trạng thái sau:
    ã Dạng tự do: ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các màng dầu. Dầu hiện diện dưới dạng các hạt dầu tự do hoặc lẫn với một ít nước, dầu tự do sẽ nổi lên trên bề mặt do trọng lượng riêng của dầu thấp hơn so với trọng lượng riêng của nước.
    ã Dạng nhũ tương cơ học: có 2 dạng nhũ tương cơ học tuỳ theo đường kính của giọt dầu:
    Vài chục micromet: độ ổn định thấp
    Loại nhỏ hơn: có độ ổn định cao, tương tự như dạng keo
    ã Dạng nhũ tương hoá học: là dạng tạo thành do các tác nhân hoá học (xà phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa, Na) hoặc các hoá học asphalten làm thay đổi sức căng bề mặt và làm ổn định hóa học dầu phân tán.
    ã Dạng hoà tan: phân tử hoà tan như các chất thơm.
    Ngoài ra dầu không hoà tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các chất rắn lơ lửng, chúng có thể ảnh hưởng đến kh ả năng lắng hoặc nổi của các chất rắn lơ lửng khi tạo thành các hợp chất kết hợp không lắng được.
    2 NGUỒN NỨƠC NHIỄM DẦU TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA KHO XĂNG DẦU
    2.1 Nguồn ô nhiễm
    Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ 2 khu vực:
    Khu vực kho chứa: phát sinh do các nguyên nhân chính sau:
    ã Súc rửa, làm mát bồn chứa
    ã Vệ sinh máy móc, thiết bị
    ã Rơi vãi xăng dầu xuống nguồn nước
    ã Xảy ra sự cố
    ã Nước mưa chảy tràn qua khu vực kho
    Trong đó nước xả cặn từ quá trình súc rửa bồn chứa với chu kỳ 2 năm súc rửa 1 lần là nguồn thải có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, nồng độ lên đến hàng chục ngàn ppm.
    Khu vực cảng tiếp nhận:
    ã Nước dằn tàu, nước vệ sinh tàu
    ã Nước ống dầu (khi kéo từ biển lên boong)
    ã Rò rỉ trên đường ống dẫn dầu từ tàu về kho chứa . . .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...