Luận Văn Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Đói nghèo đang là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của tất cả các nước trên thế giới, là vấn đề được các chính phủ, các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm giải pháp hạn chế và tiến tới xóa bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn thế giới.
    Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Vì vậy, Việt Nam coi xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, thực hiện xóa đói giảm nghèo trong từng bước phát triển, đảm bảo công bằng xã hội thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa nhân văn, văn hóa sâu sắc.
    Tiến trình đổi mới 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, được quốc tế ghi nhận về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Tuy nhiên số người nghèo ở Việt Nam vẫn còn rất lớn và giúp họ thoát nghèo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới, thể hiện đầy đủ trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS) được Chính phủ phê duyệt vào tháng 5 năm 2002.
    Trong xu thế đất nước hội nhập sâu hơn với thế giới và những yêu cầu trong tiến trình thực hiện CPRGS mà Chính phủ phê duyệt, tỉnh Quảng Trị đã và đang chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương đi đôi với việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo ở tỉnh Quảng Trị vẫn còn rất nghiêm trọng và công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và đối mặt với nhiều khó khăn trong tình hình mới.
    Là người con của quê hương Quảng Trị, lớn lên trong khó khăn và khắc nghiệt của quê hương, em thấm thía những vất vả mà bà con đang phải đối mặt, đặc biệt là những bà con thuộc diện nghèo đói và chính sách. Vì vậy, em chọn đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình là : “Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị”, với mong muốn sẽ đóng góp cho tỉnh những giải pháp xóa đói giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Qua đó, góp phần nào đó giảm nhanh nghèo đói và nâng cao đời sống cho bà con, nhân dân Quảng Trị.
    II. Mục đích nghiên cứu đề tài
    Đưa ra kiến nghị, giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo thoát nghèo bền vững ở tỉnh Quảng Trị.
    III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
    IV. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
    Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu thống kê,
    Và các phương pháp khác.
    V. Kết cấu đề tài
    Chương I. Lý luận và thực tiễn về đói nghèo
    Chương II. Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị
    Chương III. Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Quảng Trị
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . 1
    MỞ ĐẦU 2
    Chương 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO 4
    1.1. Lý luận về đói nghèo .4
    1.1.1. Khái niệm và chuẩn đói nghèo . 4
    1.1.1.1. Trên thế giới 4
    1.1.1.2 Ở Việt Nam . .5
    1.1.2. Nguyên nhân đói nghèo .6
    1.1.2.1. Nguyên nhân khách quan . 7
    1.1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên .7
    1.1.2.1.2. Chiến tranh, xung đột sắc tộc và tôn giáo .7
    1.1.2.1.3. Rủi ro do thiên tai .8
    1 1.2.1.4. Chính sách vĩ mô của Chính phủ 9
    1.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan 10
    1.1.2.2.1. Nguồn lực hạn chế .10
    1.1.2.2.2. Trình độ học vấn thấp 11
    1.1.2.2.3. Dân số 11
    1.1.2.2.4. Bệnh tật và sức khỏe yếu kém 12
    1.1.3. Tác động của đói nghèo tới sự phát triển 12
    1.1.4. Vai trò của Chính phủ trong xóa đói giảm nghèo .15
    1.2. Thực tiễn đói nghèo và chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam .16
    1.2.1. Thực tiễn đói nghèo ở Việt Nam .16
    1.2.2. Quan điểm và mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 20
    1.2.2.1. Quan điểm xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước .20
    1.2.2.2. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2010 . .23
    1.2.2.2.1. Mục tiêu tổng quát 23
    1.2.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 23
    1.2.2.2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt đến năm 2010 .23
    1.2.3. Tổ chức bộ máy thực hiện Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo ở nước ta .24
    Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH QUẢNG TRỊ .26
    2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Trị .26
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 26
    2.1.2. Kinh tế - xã hội . 28
    2.1.3. Cơ sở hạ tầng 30
    2.1.4. Dân số .31
    2.2. Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở
    Quảng Trị .31
    2.2.1. Thực trạng đói nghèo của tỉnh Quảng Trị 31
    2.2.2 Nguyên nhân nghèo cấp hộ gia đình ở Quảng Trị .36
    2.3. Những thành tựu và hạn chế trong công tác xoá đói giảm nghèo ở Quảng Trị 36
    2.3.1. Những thành tựu .36
    2.3.1.1 Về tín dụng ưu đãi hộ nghèo . 36
    2.3.1.2. Công tác khuyến nông, lâm, ngư, hướng dẫn cách làm ăn,
    chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo 37
    2.3.1.3. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo 38
    2.3.1.4. Công tác định canh, định cư, di dân, kinh tế mới 38
    2.3.1.5. Công tác tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công
    tác xóa đói giảm nghèo các cấp 39
    2.3.1.6. Hỗ trợ cho người nghèo về y tế và giáo dục .41
    2.3.1.7. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở 44
    2.3.1.8. Việc thực hiện chính sách an sinh – xã hội .44
    2.3.1.9. Cải cách thủ tục hành chính giúp giảm nghèo 45
    2.3.2. Những tồn tại và bài học kinh nghiệm 45
    2.3.2.1. Tồn tại chung 45
    2.3.2.2. Tồn tại trong việc thực hiện các chương trình kế hoạch 47
    2.3.2.3. Những bài học kinh nghiệm 49
    Chương III. GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở QUẢNG TRỊ
    TRONG THỜI GIAN TỚI .50
    3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo .50
    3.1.1. Mục tiêu chung .50
    3.1.2. Chỉ tiêu cụ thể 50
    3.1.3. Nhiệm vụ chủ yếu công tác xóa đói giảm nghèo trong
    thời gian tới 52
    3.2. Kiến nghị các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Trị . .53
    3.2.1 Giải pháp về kinh tế . .53
    3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế . .53
    3.2.1.1.1. Phát triển Nông nghiệp 53
    3.2.1.1.2. Phát triển mạnh lâm nghiệp . 53
    3.2.1.1.3. Nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản xa bờ .54
    3.2.1.1.4. Cải thiện hoạt động khuyến nông, dạy nghề ngắn hạn,
    hỗ trợ phát triển ngành nghề cho hộ nghèo 54
    3.2.1.2. Mở rộng khả năng tiếp cận vốn vay, tín dụng cho hộ nghèo .56
    3.2.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo .57
    3.2.1.4. Định canh - định cư, di dân, kinh tế mới 57
    3.2.2. Giải pháp về xã hội .58
    3.2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xóa đói giảm nghèo .58
    3.2.2.2. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế .58
    3.2.2.3. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục .60
    3.2.2.4. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở .61
    3.2.2.5. Hỗ trợ người nghèo về Văn hoá - thông tin 61
    3.2.2.6. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội . .61
    3.2.2.6.1. Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội .61
    3.2.2.6.2. Cứu trợ xã hội đột xuất hữu hiệu 62
    3.2.2.6.3. Mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của
    các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ 62
    3.2.3. Giải pháp về thể chế 63
    3.2.3.1. Tăng cường dân chủ cơ sở, tiếng nói của người nghèo .63
    3.2.3.2 Thúc đẩy cải cách hành chính 64
    3.2.3.3. Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm
    công tác xóa đói giảm nghèo .65
    KẾT LUẬN .67
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...