Tiểu Luận giải pháp xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Phần mở đầu.

    Gắn liền với công cuộc đổi mới và mở cửa ở nước ta, có nhiều yêu cầu phải mở giải quyết cùng một lúc: Vừa ổn định, vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài .Nhu cầu mở rộng lượng tiền cung ứng (Cầu về tiền) ngày càng lớn, dẫn đến sự xác lập quan hệ cung - cầu mới về tiền trong khi đó vẫn phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô với hạt nhân là ổn định tiền tệ, tạo lập nền tảng cho sự phát triển chung.

    Ngày nay không ai còn có thể phủ nhận bằng việc điều chỉnh tiền tệ cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế là một trong những vấn đề thiết yếu mà tổ chức của các hệ thống tiền tệ phải tuân thủ và chính sách tiền tệ phải theo đuổi.

    Xét về toàn cảnh thị trường tài chính thế giới trong những năm qua thì bức tranh thị trường tài chính khá sáng sủa, các khoảng tối đã bị thu hẹp và nhường chỗ cho những khoảng sáng. Thế giới đã từng chứng kiến sự hồi phục nhanh chóng của các nền kinh tế từ châu Á, châu Âu và Mỹ sau những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á diễn ra giữa năm 1997 và mới đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra từ cuối năm 2007 đến nay, chắc chắn còn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người.

    Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vì vậy việc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất vẫn còn là một ẩn số phức tạp và nhiều bất cập.


    II. Tổng quan nghiên cứu đề tài

    1. Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ.

    a) Khái niệm tiền tệ :

    Tiền là thứ dùng để trao đổi lấy hàng hoá và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ, nhằm thoả mãn bản thân và mang tính thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là 1 chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của hàng hoá dịch vụ

    b) Chức năng của tiền tệ

     Phương tiện thanh toán: Tiền là cái mà chúng ta dùng để mua hàng hóa và dịch vụ.

     Phương tiện cất giữ giá trị (bảo tồn giá trị): Tiền là một hình thức để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai.

     Đơn vị hạch toán: Tiền là căn cứ để xác định giá cả và ghi chép các khoản nợ

    2. Cung và cầu tiền tệ

    a) Cung tiền: Là tổng lượng tiền trong lưu thông gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngân hàng.

    Hàm cung tiền tệ: MS = M0 + D

    H = M0 + R

    b) Cầu tiền: Là toàn bộ lượng tiền mà tác nhân trong nền kinh tế muốn giữ để thoả mãn nhu cầu trao đổi, thanh toán và tích luỹ giá trị.

    Hàm cầu tiền tệ: LP = k.Y – h.i


    3. Chính sách tiền tệ

     Khái niệm:

    Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát tiền tệ của nhà nước thông qua ngân hàng nhà nước với hai công cụ chủ yếu là: mức cung tiền và lãi suất. Qua đó tác động đến đầu tư tư nhân, tổng cầu để đạt được các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trưởng kinh tế .

     Mục tiêu của chính sách tiền tệ:

    - Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ .Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.

    -Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình.Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền(chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước)và sức mua đối ngoại(tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).Tuy vậy ,CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

    -Tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp và duy trì ở mức thất nghiệp tự nhiên: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế .Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.

    - Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...