Chuyên Đề Giải pháp xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    A/ Tính cấp thiết của đề tài
    Nhãn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, là giải pháp làm giàu cho những người nông dân
    ở Hưng Yên bên cạnh cây lúa. Đến năm 2005, diện tích trồng nhãn của Hưng Yên đạt 7500 ha
    trong đó có hơn 3.000 ha trồng tập trung, hơn 4.000 ha cho thu hoạch. [13.3] Sản lượng nhãn
    trung bình hàng năm đạt 14 đến 15 nghìn tấn, trị giá 150-180 tỷ/ năm. Những năm được mùa như
    hai năm 1999 và 2004, sản lượng nhãn lên đến hơn 20.000 tấn. Một thực tế xảy ra nhiều năm nay
    là khi nhãn được mùa thì giá lại thấp, khi nhãn mất mùa thì giá lại cao. Đến vụ nhãn, người sản
    xuất thường thị thương nhân trung gian ép giá. Nghiêm trọng hơn, những năm gần đây tên nhãn
    lồng thường bị lạm dụng cho cả những loại nhãn khác, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của sản
    phẩm. Lý do của thực trạng này là nhãn lồng Hưng Yên chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu. Cũng
    như chè Tân Cương, bưởi Năm Roi, nước mắm Phú Quốc, café Buôn Ma Thuột, nhãn lồng Hưng
    Yên là một trong những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đây là sản phẩm gắn liền với địa danh
    mà chỉ sản xuất ở đó mới có đầy đủ các đặc tính về chất lượng. Trong khi một số sản phẩm nông
    sản nói trên đã được đăng ký và bảo hộ về thương hiệu thì nhãn lồng Hưng Yên vẫn chưa có
    thương hiệu riêng cho mình.
    Mong muốn đảm bảo lợi ích cho những người trồng nhãn và để góp phần phát triển thị trường
    cho sản phẩm một cách hiệu quả hơn, từ năm 1999, UBND tỉnh Hưng Yên đã có chủ trương xây
    dựng thương hiệu cho nhãn lồng Hưng Yên. Tuy nhiên đến nay, nhãn hiệu “nhãn lồng Hưng
    Yên” vẫn chưa được chính thức công nhận.
    Hiện tại, người dân Hưng Yên rất búc xúc và mong muốn nhãn lồng Hưng Yên sớm có
    thương hiệu để bảo vệ uy tín, chất lượng nhãn, quảng bá sản phẩm với người tiêu dùng trong và
    ngoài nước. Do đó, việc phát triển và khai thác tiềm năng cây nhãn cần sự quan tâm đầu tư để
    nhãn lồng Hưng Yên sớm có thương hiệu riêng. Trước thực trạng đó, nhóm tác giả - những sinh
    viên sinh ra và trưởng thành từ vùng đất nhãn Hưng Yên, với lòng yêu quê hương và ước mong
    phát triển đặc sản nhãn lồng quê nhà, đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp xây dựng thương
    hiệu nhãn lồng Hưng Yên
    ”.
    B/ Mục tiêu nghiên cứu cùa đề tài
    Mục tiêu xuyên suổt của đề tài nhằm
    - Đánh giá khả năng phát triển nhãn lồng ở Hưng Yên. Làm rõ tầm quan trọng của việc xây
    dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên đối với người tiêu dùng, hộ sản xuất và sự phát
    triển kinh tế xã hội của địa phương.
    - Đánh giá tình hình kinh doanh nhãn lồng ở Hưng Yên. Tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại
    trong việc thực hiện chủ trương xây dựng thương hiệu cho nhãn lồng của UBND tỉnh
    Hưng Yên.
    - Xây dựng hệ thống giải pháp xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên.
    C/ Phương pháp nghiên cứu
    Nhóm tác giả lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận
    chung cho đề tài. Ngoài ra chúng tôi còn chú trọng tới các phương pháp phân tích khảo cứu, điều
    tra khảo sát, lượng hóa qua phương pháp thống kê, so sánh, bảng biểu để nghiên cứu đề tài một
    cách khoa học mang tính thực tiễn cao.



    D/ Phạm vi nghiên cứu
    Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 đến hết tháng 7 năm 2006
    Không gian nghiên cứu: khảo sát thực tế sản xuất nhãn trên một số vùng trọng điểm trồng
    nhãn như các huyện: Tiên Lữ, Khoái Châu, Phù Cừ, Ân Thi, thị xã Hưng Yên.
    Nội dung nghiên cứu:
    Tình hình sản xuất và kinh doanh nhãn lồng ở Hưng Yên
    Thực trạng xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên: thuận lợi và khó khăn.
    Đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên.
    E/ Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương như sau:
    Chương I: Tổng quan về thương hiệu và mặt hàng nhãn lồng Hưng Yên
    Chương II: Thực trạng sản xuất, kinh doan và xây dựng thương hiệu cho nhãn lồng Hưng
    Yên
    Chương III: Một số giải pháp xây dựng thương hiệu cho nhãn lồng Hưng Yên
    F/ Qui ước trình bày
    Đề tài gồm 3 chương, mỗi chương được thể hiện bằng một chương mang thứ tự lần lượt I, II,
    III. Trong mỗi chương, các mục lớn được đánh số I, II, III . cho đến hết. Những mục nhỏ hơn sẽ
    được đánh số theo nguyên tắc 1; 1.1; 1.1.1; 1.1.2 .; 1.2; 1.2.1; 1.2.2 . cho đến hết.
    Trong công trình có một số bảng biểu. Những bảng này được đánh số thứ tự 1, 2, 3 cho đến
    hết. Kèm theo bảng biểu sẽ có ghi chú cụ thể trích dẫn nguồn, đơn vị tính.
    Với các số liệu thống kê xuất hiện trong đề tài, người viết quy định cụ thể về nguồn số liệu
    như sau:
    - Nguồn là các tài liệu tham khảo: mã là [ .], trong đó nêu lên thứ tự tài liệu tham khảo được
    đánh số thường. Ví dụ [3].
    - Nguồn là phụ lục: mã là ( .), trong đó nêu lên tên phụ lục. Ví dụ: (Phụ lục 5: Mẫu thiết kế hệ
    thống nhận diện thương hiệu cho nhãn lồng Hưng Yên.)
    - Nguồn là các ảnh tư liệu: mã là (ảnh/bảng .), trong đó nêu lên số thứ tự của bảng. Ví dụ (ảnh
    số 6/ bảng số 3).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...