Thạc Sĩ Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Lý do nghiên cứu

    Chính sách Đổi Mới của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã tạo ra
    những thành quả rất đáng khích lệ trong việc phát triển kinh tế-xã hội của đất
    nước trong hơn một thập kỷ qua. Mức tăng trưởng GDP trong nhiều năm liên tục
    đạt được ở mức khá cao so với các nước khác trong khu vực và cả trên bình diện
    thế giới chính là kết quả tổng hợp từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các khu vực,
    ngành nghề kinh tế khác nhau, trong đó có ngành ngân hàng. Cùng với sự ra đời
    của các Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp Lệnh về các Tổ chức Tín dụng
    (1990) và sau nầy là Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng
    (1997), cho đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những
    bước phát triển nhanh chóng, từng bước hiện đại hóa công nghệ, nâng cao qui
    mô hoạt động, cung ứng ngày cành nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ cho đời
    sống kinh tế-xã hội.
    Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng
    đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, yếu kém nội tại của mình. Các vần đề như năng
    lực, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế; đội ngũ nhân sự còn chưa tinh thông; qui
    mô hoạt động nhỏ bé; các yếu kém trong quản trị rủi ro, tình trạng nợ xấu, nợ
    khó đòi kéo dài trong nhiều năm, chính là những thách thức rất quan trọng cho
    hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
    Đặc biệt, để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
    hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần
    nói riêng cần phải được nhanh chóng củng cố, xây dựng đa dạng về hình thức,
    hoạt động an toàn, hiệu quả, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn lực và mở
    rộng đầu tư, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một hệ
    thống ngân hàng non trẻ, bên cạnh các ngân hàng thương mại quốc doanh đầu
    đàn, tương đối lớn mạnh, giàu kinh nghiệm trên thương trường; các ngân hàng
    nước ngoài với mạng lưới toàn cầu và tiềm lực tài chánh mạnh mẽ, các ngân
    hàng thương mại cổ phần đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình hội
    nhập, đặc biệt trong bối cảnh lịch trình đã cam kết trong Hiệp định Thương mại
    Việt-Mỹ và lộ trình chuẩn bị gia nhập WTO. Do đó, việc phân tích, xác định vị
    thế cạnh tranh hiện nay; định hướng xây dựng một chiến lược cạnh tranh chung,
    để từ đó, xác định các giải pháp cho việc xây dựng chiến lược cạnh tranh đó cho
    các ngân hàng thương mại cổ phần là một sự cần thiết tất yếu và có vai trò
    quyết định đến thành bại của các ngân hàng nầy.
    Đó là lý do mà NCS chọn đề tài “Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh
    tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí
    Minh
    ” làm luận án tiến sĩ kinh tế.

    Luận đề xuất phát
    Quản trị chiến lược bao gồm ba quá trình cơ bản sau đây: xây dựng chiến
    lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược. Ở đây, như phạm vi nghiên cứu
    của luận án sẽ chỉ ở phần dưới đây, chúng ta chỉ bàn về xây dựng chiến lược.
    Để tiếp tục, chúng tôi xin trích dẫn định nghĩa về xây dựng chiến lược
    cạnh tranh trích từ quyển Chiến lược cạnh tranh của Giáo sư Micheal Porter [38,
    tr.15]:
    “Xây dựng chiến lược cạnh tranh chính là để xây dựng một mô hình tổng
    thể về việc doanh nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào, mục tiêu của doanh nghiệp
    là gì, và những chính sách nào cần có để thực hiện các mục tiêu đó”.

    Chiến lược xuất phát từ các cạnh tranh trên thương trường. Việc xây dựng
    chiến lược được dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng và xác định vị thế cạnh tranh
    của doanh nghiệp. Giải pháp là các cách thức tổ chức, quản trị để đạt được các
    mục tiêu của chiến lược đã được xây dựng. Do đó, vị thế cạnh tranh, mục tiêu
    chiến lược và các giải pháp xây dựng chiến lược là ba phạm trù cơ bản của quá
    trình xây dựng chiến lược. Việc xác định các giải pháp xây dựng chiến lược cạnh
    tranh, trong một chùng mực nào đó, có thể được xem như các giải pháp nâng cao
    năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhưng không chỉ có thế, bởi lẽ, các giải
    pháp cạnh tranh đó không thể được đề nghị một cách chung chung, vô phương
    hướng mà trái lại, phải được đặt trong mối liên hệ liên hoàn giữa ba phạm trù cơ
    bản nêu trên, ngay trong tiến trình xây dựng chiến lược cạnh tranh, và để có thể
    được thực hiện trong giai đoạn kế tiếp là triển khai thực hiện chiến lược. Do đó,
    các giải pháp đó chính là các giải pháp trong việc xây dựng chiến lược cạnh
    tranh; các giải pháp để xây dựng chiến lược cạnh tranh; hoặc có thể nói gọn hơn,
    các giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh.
    Đó chính là luận đề xuất phát của luận án nầy.
    Mục tiêu của việc nghiên cứu
    Từ lý do nghiên cưú và luận đề xuất phát trên, các mục tiêu của việc
    nghiên cứu sẽ là:

    Về mặt lý luận, luận án sẽ cố gắng hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về
    cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh, các điều kiện tạo ra lợi thế cạnh tranh bền
    vững, năng lực cạnh tranh, phương thức xác định vị thế cạnh tranh và việc ứng
    dụng các mô hình vào việc phân tích, định hướng và xây dựng chiến lược cạnh
    tranh chung cho các ngân hàng thương mại. Cơ sở lý thuyết mà NCS sử dụng sẽ
    dựa vào các tác giả khác nhau, nhưng tập trung nhất là các lý thuyết về lợi thế
    cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của Giáo sư Micheal Porter.
    Về phương diện thực tiễn, trên cơ sở các mô hình lý thuyết đã được đúc
    kết, luận án sẽ tập trung phân tích thực trạng hoạt động của các ngân hàng
    thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để có thể lập ra một
    ma trận phân tích TOWS, cơ sở để có thể xác định vị thế cạnh tranh và định
    hướng chiến lược cạnh tranh chung, để từ đó, xác định các giải pháp căn bản cho
    việc xây dựng chiến lược cạnh tranh chung đó.
    Các nội dung nghiên cứu
    Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên, các nội dung nghiên cứu chủ yếu
    sẽ là:
    - Đánh giá tổng quan về hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần
    trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    - Hội nhập trong ngành tài chánh-ngân hàng: cơ hội và thách thức cho các
    ngân hàng thương mại Việt Nam.
    - Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và lộ trình hội nhập từ nay cho đến năm
    2010.
    - Các nghiên cứu trên thế giới về cạnh tranh ngân hàng.
    - Phân tích tổng quan các lực lượng cạnh tranh hiện nay của các ngân hàng
    thương mại cổ phần.
    - Luận cứ về các giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân
    hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    Khung nghiên cứu
    Từ luận đề xuất phát và các mục tiêu, nội dung nghiên cứu, luận án có
    thể được thực hiện qua khung nghiên cưú sau đây (Hình 0.1).
    Khung nghiên cứu đó có thể được diễn đạt qua việc trả lời các chi tiết
    xung quanh 3 câu hỏi sau đây:
    1) Chúng ta đang ở đâu? Ỉ XÁC ĐỊNH VỊ THẾ CẠNH TRANH
    2) Chúng ta muốn đi về đâu? Ỉ XÁC ĐỊNH, LỰA CHỌN CÁC MỤC
    TIÊU CHIẾN LƯỢC MÀ CHÚNG TA MUỐN ĐẠT TỚI
    3) Chúng ta đi đến đó như thế nào? Ỉ XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ
    RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH GIỮA VỊ THẾ CẠNH TRANH HIỆN NAY
    CỦA CHÚNG TA VÀ MỤC TIÊU MÀ CHÚNG TA MUỐN ĐẠT TỚI. ĐÓ
    CHÍNH LÀ XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH
    TRANH
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các ngân hàng thương mại cổ
    phần có Hội sở đăng ký trên địa bàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cùng
    với các lực lượng cạnh tranh của chúng.
    Do phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng, nên đối với việc nghiên
    cứu các lực lượng cạnh tranh, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các lực lượng cạnh
    tranh mang tính trực diện nhất, đó là các nhóm ngân hàng thương mại quốc
    doanh, nhóm các ngân hàng liên doanh và nhóm các chi nhánh ngân hàng nước
    ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, các định chế tài chánh phi-ngân
    hàng, lực lượng cạnh tranh người cung ứng-khách hàng cũng sẽ được đề tài phân
    tích và dẫn chiếu một cách tổng quát.
    Không gian phân tích là địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, do
    chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần thành phố Hồ Chí Minh không
    thể tách rời các chiến lược, chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước,
    mà đặc biệt là Chương trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam, cho nên
    các phân tích ở tầm vĩ mô cũng sẽ được dẫn chiếu một cách phù hợp với các nội
    dung nghiên cứu. Thời gian phân tích là giai đoạn 1993-2003, với viễn cảnh đến
    năm 2010, năm bản lề của hội nhập ngân hàng trong khuôn khổ cam kết của
    Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, năm mà các ngân hàng 100% Hoa Kỳ sẽ được
    quyền thực hiện các dịch vụ ngân hàng như các ngân hàng Việt Nam.
    Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được áp dụng trong luận án:
    - Phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn trực tiếp các nhà lãnh đạo một số ngân
    hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia,
    nhà nghiên cứu, các nhà giáo hoạt động lâu năm trong ngành.
    - Khảo sát thực tế: qua quá trình mà NCS đã làm việc hơn 10 năm trực tiếp
    cho các ngân hàng trong và ngoài nước, với cương vị là cán bộ quản lý và
    chuyên viên tư vấn.
    - Điều tra thống kê: qua phỏng vấn bằng thư (phương pháp thuận lợi) các
    cán bộ quản lý các ngân hàng thương mại cổ phần thành phố Hồ Chí
    Minh, chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên. Mục tiêu của việc điều tra là
    cố gắng phác họa một bức tranh tổng quan, dù chỉ mang tính chất tham
    khảo, về các mặt hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần thành
    phố Hồ Chí Minh, do chính những cán bộ quản lý của các ngân hàng ấy
    phác họa nên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...