Thạc Sĩ Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Công n

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục các từ viết tắt i
    Danh mục các bảng ii
    Danh mục các hình iii
    PHẦN MỞ ĐẦU 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA 7
    1.1. CỔ PHẦN HÓA DNNN VÀ GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU 7
    1.1.1 Doanh nghiệp nông nghiệp 7
    1.1.2 Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước 7
    1.1.3 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 7
    1.1.4 Giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa 7
    1.2. VAI TRÒ CỦA CÂY CAO SU TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 8
    1.2.1 Về mặt kinh tế 8
    1.2.2 Về xã hội 11
    1.2.3 Về môi trường 11
    1.2.4 Về an ninh quốc phòng 12
    1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT KINH DOANH CAO SU THIÊN NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY 12
    1.3.1 Chu kỳ kinh doanh dài 12
    1.3.2 Năng suất, chất lượng vườn cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố 13
    1.3.3 Giá trị thanh lý vườn cây do thị trường quyết định 14
    1.3.4 Giá trị vườn cây cao su gắn liến với giá trị đất 15
    1.3.5 Thời gian hoàn vốn dài, quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất lớn, kỹ thuật khai thác nghiêm ngặt. 16
    1.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 20
    1.4.1 Xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản 20
    1.4.2 Xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 24
    1.4.3 Xác định giá trị DN theo phương pháp so sánh 26
    Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM. 29
    2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM 29
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
    2.1.2 Mô hình tổ chức 33
    2.2. TIẾN TRÌNH CPH CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH CAO SU THUỘC TẬP ĐOÀN 37
    2.2.1.Thí điểm CPH Nhà máy chế biến Hàng Gòn 37
    2.2.2 Thí điểm CPH vườn cây gắn với nhà máy chế biến tại Nông trường cao su Hòa Bình 38
    2.2.3 Thí điểm CPH toàn bộ các công ty: Công ty Cao su Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa 39
    2.3 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN 42
    2.3.1 Xác định giá trị vườn cây cao su khi CPH tại Nông trường cao su Hòa Bình 42
    2.3.2 Xác định giá trị vườn cây cao su tại Công ty cao su Đồng Phú, Tây Ninh và Phước Hòa 45
    2.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN 51
    2.4.1 Về phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su 51
    2.4.2 Về giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị vườn cây cao su 53
    2.4.3 Xác định giá trị vườn cây cao su bỏ qua các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến giá trị vườn cây 54
    2.4.4 Về việc xác định giá trị vườn cây cao su bao gồm cả giá trị thanh lý vườn cây 57
    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CỔ PHẦN HÓA TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆN NAM. 61
    3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM 62
    3.1.1 Quan điểm cân bằng quan hệ cung cầu 62
    3.1.2 Quan điểm nhất quán trong toàn Tập đoàn 62
    3.1.3 Quan điểm đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể 63
    3.2. NGUYÊN TẮC 63
    3.2.1 Nguyên tắc đầy đủ 63
    3.2.2 Nguyên tắc khách quan 64
    3.2.3 Nguyên tắc công khai 64
    3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VƯỜN CÂY CAO SU KHI CPH TẠI TẬP ĐOÀN 64
    3.3.1 Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su 64
    3.3.2 Xác định giá trị vườn cây có tính cả giá trị đất trồng cao su 66
    3.3.3 Xác định giá trị vườn cây cao su có tính đến cả các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến giá trị vườn cây 68
    3.3.4 Xác định giá trị vườn cây cao su loại trừ giá trị thanh lý vườn cây. 75
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Ở nước ta, cổ phần hóa các DNNN là chủ trương lớn, là giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh.
    Trải qua gần 15 năm, kể từ khi bắt đầu thí điểm vào năm 1992 đến thực hiện chính thức năm 1996, kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá DNNN về cơ bản là tích cực. Qua CPH đã giảm bớt được những DNNN kinh doanh kém hiệu quả đồng thời hình thành mới loại hình DN đa hình thức sở hữu, thu hút vốn và kinh nghiệm của các nhà đầu tư cũng như người lao động vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN.
    Tuy những mặt tích cực của CPH đã thể hiện rõ, nhưng cho đến nay tốc độ thực hiện CPH ở Việt Nam nhìn chung vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được như yêu cầu đặt ra. Đó là do nhiều vướng mắc đã phát sinh không chỉ trong quá trình tổ chức thực hiện mà ngay cả đối với DN đã được CPH cũng cần hoàn thiện thêm ở nhiều mặt, cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nông nghiệp vướng mắc lớn nhất là việc xác định giá trị vườn cây liên quan đến quyền sử dụng đất, cây trồng và những tài sản trên đất phục vụ cho kinh doanh sản xuất.
    Quá trình sắp xếp và đổi mới cơ chế quản lý các DN thuộc Tập đoàn trong những năm qua đã tạo bước phát triển vượt bậc cả chiều rộng lẫn chiều sâu, xứng đáng vai trò nòng cốt của ngành Cao su Việt Nam. Mặc dù Tập đoàn đã đi đầu trong việc CPH các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước nhưng tốc độ vẫn chậm so với yêu cầu của Chính phủ. Nguyên nhân của việc chậm trễ này là vì còn lúng túng trong việc định giá trị và giá cả vườn cây cao su. Chính vì vậy nghiên cứu xác định giá trị vườn cây cao su để CPH doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước tại Tập đoàn nhằm thúc đẩy tiến trình CPH tại Tập đoàn là rất cần thiết và mang tính thời sự.
    Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu là: “ Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp một phần kiến thức nhằm thúc đẩy tiến trình CPH các đơn vị thuộc Tập đoàn trong thời gian tới.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Mục đích hệ thống hóa lý thuyết xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoá DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên làm cơ sở để phân tích thực trạng việc định giá trị vườn cây cao su tại Tập đoàn trong thời gian qua, trên cơ sở đó phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề nhằm hoàn thiện lý thuyết xác định giá trị vườn cây cao su để CPH các DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên tại Tập đoàn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá giá trị vườn cây cao su khi CPH của các công ty cao su như Nông trường cao su Hòa Bình, Công ty cao su Đồng Phú, Công ty TNHH một thành viên Tây Ninh và Công ty cao su Phước Hòa, đã tiến hành CPH cả vườn cây cao su và nhà máy thuộc Tập đoàn.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về xác định giá trị DN nói chung và xác định giá trị vườn cây cao su phù hợp với đặc điểm sinh học riêng có của nó với những quy luật của kinh tế thị trường và những văn bản hiện hành của nhà nước về định giá trị DNNN để CPH.
    Tác giả thu thập và xử lý thông tin để thực hiện các mục tiêu của luận văn bằng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp chuyên khảo, phân tích thống kê, phương pháp định lượng, để đánh giá thực trạng và xây dựng các giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su để CPH tại Tập đoàn .
    5. Kết quả của đề tài:
    Đề tài đã đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn về cách xác định giá trị vườn cây cao su để cổ phần hoá DNNN kinh doanh cao su thiên nhiên.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết của việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa.
    Chương 2: Thực trạng việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
    Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện việc xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...