Luận Văn Giải pháp việc làm sinh viên chuyên ngành Toán Tài chính - Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - C

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    1. Lời cảm ơn
    2. Mục lục
    3. Danh mục bảng biểu
    4. Danh mục từ viết tắt
    5. Lời mở đầu

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1
    1.1. Khái niệm về thống kê. 1
    1.1.1. Định nghĩa. 1
    1.1.2. Tổng thể thống kê (Population). 1
    1.1.3. Mẫu (Sample): 2
    1.2. Các đại lượng thống kê. 2
    1.2.1. Các đại lượng đo lường độ tập trung phổ biến. 2
    1.2.1.1. Trung bình cộng giản đơn (Arithmetic mean). 2
    1.2.1.2. Trung vị ( Median). 2
    1.2.1.3. Số mode. 2
    1.2.2. Các đại lượng đo lường độ phân tán. 3
    1.2.2.1. Phương sai (Variance). 3
    1.2.2.2. Độ lệch chuẩn. 3
    1.3. Các phép kiểm định. 3
    1.3.1. Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến định danh – định danh hoặc định danh – thứ bậc 3
    1.3.1.1. Đặt giả thuyết thống kê: 4
    1.3.1.2. Tính toán đại lượng χ[SUP]2[/SUP]. 4
    1.3.1.3. Tìm giá trị tới hạn
    1.3.1.4. Tiêu chuẩn quyết định là so sánh giá trị tới hạn và đại lượng χ[SUP]2[/SUP]:.

    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 6
    2.1. Thiết kế nghiên cứu. 6
    2.2. Dữ liệu nghiên cứu. 6
    2.3. Lựa chọn mẫu khảo sát 6
    2.4. Xử lý số liệu. 9
    2.5. Quy trình nghiên cứu. 9

    Chương 3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY . 10
    3.1. Thực trạng chung về việc làm sinh viên sau tốt nghiệp. 10
    3.2. Thực trạng về việc khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp ở nước ta. 11
    Chương 4
    KẾT QUẢ KHẢO SÁT – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM 13
    4.1. Thống kê mô tả. 13
    4.1.1. Thống kê mô tả đối tượng khảo sát. 13
    4.1.1.1. Phân bổ theo giới tính. 13
    4.1.1.2. Phân bổ theo khóa học. 14
    4.1.1.3. Phân bổ theo ngành học. 15
    4.1.1.4. Phân bổ theo xếp loại học tập. 16
    4.1.2. Thống kê theo dữ liệu khảo sát. 18
    4.1.2.1. Tình hình việc làm sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐH KT TP.HCM . 18
    4.1.2.2. Thời gian có việc làm sau tốt nghiệp. 19
    4.1.2.3. Địa điểm làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp. 20
    4.1.2.4. Thu nhập bình quân của sinh viên sau tốt nghiệp. 21
    4.1.2.5. Việc làm sinh viên và ngành học. 23
    4.1.2.6. Lý do làm việc không phù hợp với ngành học. 24
    4.1.2.7. Chuyển đổi chỗ làm việc. 24
    4.1.2.8. Lý do thay đổi chỗ làm việc. 26
    4.1.2.9. Sinh viên và việc xác định mục tiêu nghề nghiệp. 26
    4.1.2.10. Chương trình đào tạo của trường ĐH KT TP.HCM đối với công việc của sinh viên khi ra trường. 27
    4.1.2.11. Lý do hiện nay chưa đi làm 28
    4.1.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình xin việc và các yếu tố sinh viên nên trang bị. 29
    4.1.3.1 So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xin việc. 29
    4.1.3.2. So sánh các yếu tố sinh viên nên trang bị trong quá trình học tập ở trường Đại học. 31
    4.2. Kiểm định mối liên hệ giữa các yếu tố. 33
    4.2.1. Kiểm định mối liên hệ giữa ngành học và tình hình kiếm việc. 33
    4.3.2. Kiểm định mối liên hệ giữa chuyên ngành học và thu nhập trung bình hàng tháng. 35
    4.3. Một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên trường ĐH KT TP.HCM . 39
    4.3.1. Đối với sinh viên trường ĐH KT TP.HCM . 39
    4.3.2 Đối với trường ĐH KT TP.HCM . 40
    Chương 5
    VIỆC LÀM SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TOÁN TÀI CHÍNH .41
    5.1. Giới thiệu về ngành Toán tài chính. 41
    5.1.1. Giới thiệu. 41
    5.1.2. Mục tiêu đào tạo chuyên ngành Toán Tài chính. 41
    5.2. Thống kê việc làm chuyên ngành Toán tài chính K32 và K33. 42
    5.2.1 Mô tả dữ liệu thống kê. 42
    5.2.1.2 Phân bổ theo khóa học – chuyên ngành Toán tài chính. 43
    5.2.1.3. Phân bổ theo xếp loại học tập – chuyên ngành Toán tài chính. 43
    5.2.2. Kết quả thống kê. 45
    5.2.2.1. Thống kê việc làm 45
    5.2.2.2. Thời gian có việc làm của sinh viên. 46
    5.2.2.3.Thu nhập bình quân sinh viên ngành Toán tài chính. 47
    5.2.2.4. Công việc và chuyên ngành. 48
    5.2.2.5. Lý do làm việc không phù hợp với chuyên ngành. 49
    5.2.2.6. Lý do hiện nay chưa đi làm 50
    5.2.2.7.Ứng dụng chương trình đào tạo chuyên ngành Toán tài chính vào việc làm sinh viên 50
    KẾT LUẬN . 52


    Danh mục bảng biểu
    Bảng 2. 1 : Số lượng sinh viên đã tốt nghiệp K32 và K33 trường ĐH KT TP.HCM . 8
    Bảng 2. 2: Bảng phân phối mẫu theo từng ngành học. 9
    Bảng 4. 1: Phân bổ theo giới tính 13
    Bảng 4. 2: Phân bổ theo khóa học. 14
    Bảng 4. 3: Phân bổ theo ngành học. 15
    Bảng 4. 4: Phân bổ theo xếp loại học tập. 16
    Bảng 4. 5: Bảng so sánh tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp. 17
    Bảng 4. 6 :Tình hình việc làm sinh viên sau tốt nghiệp. 18
    Bảng 4. 7 : Thời gian kiếm được việc làm 19
    Bảng 4. 8: Địa điểm làm việc của sinh viên. 20
    Bảng 4. 9 : Thu nhập bình quân/tháng tính theo VNĐ 21
    Bảng 4. 10 : Công việc và ngành học. 23
    Bảng 4. 11: Lý do làm việc trái ngành. 24
    Bảng 4. 12: Tình hình chuyển đổi chỗ làm việc. 24
    Bảng 4. 13 : Các lý do thay đổi chỗ làm việc. 26
    Bảng 4. 14 : Xác định mục tiêu nghề nghiệp. 26
    Bảng 4. 15 : Ứng dụng chương trình đào tạo vào việc làm sinh viên. 27
    Bảng 4. 16 : Lý do hiện nay không đi làm 28
    Bảng 4. 17: So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xin việc. 29
    Bảng 4. 18: So sánh các yếu tố sinh viên nên trang bị 31
    Bảng 4. 19: Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa ngành học và tình hình kiếm việc. 33
    Bảng 4. 20: Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa ngành học và thu nhập bình quân hàng tháng (đơn vị VNĐ). 37
    Bảng 5. 1: Phân bổ theo giới tính – chuyên ngành Toán tài chính . 42
    Bảng 5. 2: Phân bổ theo khóa học – chuyên ngành Toán tài chính. 43
    Bảng 5. 3: Phân bổ theo xếp loại học tập - chuyên ngành Toán tài chính. 44
    Bảng 5. 4: Tình hình việc làm sinh viên – chuyênngành Toán tài chính. 45
    Bảng 5. 5: Bảng thống kê chi tiết tình hình việc làm sinh viên K32 và K33. 46
    Bảng 5. 6: Thời gian có việc làm của sinh viên –chuyên ngành Toán tài chính. 46
    Bảng 5. 7: Mức thu nhập bình quân/tháng (VNĐ) –ngành Toán tài chính. 47
    Bảng 5. 8: Công việc và chuyên ngành. 48
    Bảng 5. 9: Lý do làm việc trái ngành. 50
    Bảng 5. 10: Lý do hiện nay chưa đi làm- sinh viên chuyên ngành Toán tài chính. 50
    Bảng 5. 11: Ứng dụng chương trình đào tạo chuyên ngành Toán tài chính. 51


    Danh mục biểu đồ

    Biểu đồ 4. 1: Phân bổ theo giới tính. 14
    Biểu đồ 4. 2: Phân bổ theo khóa học. 15
    Biểu đồ 4. 3: Phân bổ theo ngành học. 16
    Biểu đồ 4. 4: Phân bổ theo xếp loại học tập. 17
    Biểu đồ 4. 5: Tình hình việc làm sinh viên sau tốt nghiệp. 18
    Biểu đồ 4. 6: Thời gian kiếm được việc làm 20
    Biểu đồ 4. 7: Địa điểm làm việc của sinh viên. 21
    Biểu đồ 4. 8: Thu nhập bình quân/tháng tính theo VNĐ 22
    Biểu đồ 4. 9: Tình hình chuyển đổi chỗ làm việc. 25
    Biểu đồ 4. 10: Xác định mục tiêu nghề nghiệp. 27
    Biểu đồ 4. 11: Ứng dụng chương trình đào tạo vào việc làm sinh viên. 28
    Biểu đồ 4. 12: So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xin việc. 30
    Biểu đồ 4. 13: So sánh các yếu tố sinh viên nên trang bị 32
    Biểu đồ 5. 1: Phân bổ theo giới tính – chuyên ngành Toán tài chính .42
    Biểu đồ 5. 2: Phân bổ theo khóa học - chuyên ngành Toán tài chính. 43
    Biểu đồ 5. 3: Phân bổ theo xếp loại học tập – chuyên ngành Toán tài chính. 44
    Biểu đồ 5. 4: Tình hình việc làm sinh viên –chuyên ngành Toán tài chính. 45
    Biểu đồ 5. 5: Thời gian có việc làm của sinh viên –chuyên ngành Toán tài chính. 47
    Biểu đồ 5. 6: Mức thu nhập bình quân/tháng (VNĐ) –chuyên ngành Toán tài chính. 48
    Biểu đồ 5. 7: Công việc và chuyên ngành. 48
    Biểu đồ 5. 8: Ứng dụng chương trình đào tạo chuyên ngành Toán tài chính. 51



    Danh mục từ viết tắt
    ĐH KT TP.HCM : Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
    K32 : Khóa 32
    K33 : Khóa 33
    SV : Sinh viên
    QLDT – CTSV : Quản lý đào tạo – Công tác sinh viên
    TTKT : Thông tin kinh tế

    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải cách giáo dục hiện nay, nhất là việc cung cấp các sản phẩm đào tạo theo nhu cầu xã hội, các trường Đại học, Cao đẳng phải quan tâm đến vấn đề việc làm của SV sau tốt nghiệp. Hiện nay tuy thị trường việc làm, cùng với tình hình kinh tế tốt hơn, mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng nó vẫn không thể bắt kịp với sự gia tăng số lượng SV tốt nghiệp Đại học lần đầu tiên tìm việc.
    Theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong năm 2011, cả nước có 63% SV tốt nghiệp đại học cao đẳng trong cả nước ra trường không có việc làm. Chỉ 37% có việc làm nhưng nhiều người làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Đây là một con số báo động cho vấn đề việc làm sinh viên nước ta.
    Quyết định 68 về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp yêu cầu các trường phải thống kê việc làm sinh viên sau tốt nghiệp. Tuy nhiên việc khảo sát đang còn gặp một số khó khăn nên chưa được hoàn tất.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Khảo sát tình hình việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường ĐH KT TP.HCM nói chung và chuyên ngành Toán tài chính nói riêng .
    - Tìm hiểu những thông tin cơ bản về việc làm của cựu sinh viên.
    - Giúp nhà trường xây dựng báo cáo kết quả điều tra việc làm sinh viên sau tốt nghiệp, phục vụ công tác kiểm định chất lượng.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kĩ thuật phỏng vấn, thảo luận ý kiến với một số anh chị SV đã ra trường nhằm khám phá và xây dựng thang đo.
    Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, sau khi bảng câu hỏi được đánh giá là đạt, ngôn từ dễ hiểu không gây nhầm lẫn về mặt ý nghĩa, cấu trúc và số lượng câu hỏi phù hợp.
    4. Nội dung nghiên cứu
    Khảo sát việc làm sinh viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chi Minh. Ngoài ra tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc làm như thời gian kiếm được việc, thu nhập, công việc và ngành học
    Tổng hợp, so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xin việc, các yếu tố sinh viên nên trang bị và kết quả phép kiểm định để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
    Tìm hiểu riêng về việc làm sinh viên chuyên ngành Toán tài chính.
    5.Đóng góp của đề tài
    - Đối với nhà trường
    Kết quả khảo sát giúp nhà trường xây dựng cơ sở dữ liệu để kiểm định chất lượng và thực hiện Quyết định 68 về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp.
    Ngoài ra nhà trường sẽ biết mình cần làm gì, thay đổi gì về chỉ tiêu ngành nghề, chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội và hỗ trợ cho sinh viên. Những thông tin do các cựu sinh viên cung cấp sẽ góp phần rất lớn vào việc đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình việc làm, cũng như tính phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn. Thông qua đó, nhà trường có thêm những căn cứ khoa học để điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và thực tiễn hiện nay.
    `- Đối với sinh viên :
    Qua bài nghiên cứu tác giả tổng hợp ý kiến của cựu sinh viên, nhằm đưa ra một số giải pháp giúp những sinh viên đang và sẽ theo học trường Đại học Kinh tế TP.HCM có thể dễ dàng hơn trong tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
    6. Hướng phát triển của đề tài
    - Khảo sát sự đáp ứng của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM tại các doanh nghiệp.
    - Khảo sát việc làm sinh viên ở các trường Đại học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và qua đó đưa ra được những yêu cầu cơ bản về việc làm cho sinh viên ngành kinh tế.




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cải cách giáo dục hiện nay, nhất là việc cung cấp các sản phẩm đào tạo theo nhu cầu xã hội, các trường Đại học, Cao đẳng phải quan tâm đến vấn đề việc làm của SV sau tốt nghiệp. Hiện nay tuy thị trường việc làm, cùng với tình hình kinh tế tốt hơn, mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng nó vẫn không thể bắt kịp với sự gia tăng số lượng SV tốt nghiệp Đại học lần đầu tiên tìm việc.
    Theo thống kê ở nước ta có 433 trường Đại học và Cao đẳng trong đó có 248 trường Đại học (chiếm 57,27%) và 185 trường Cao đẳng. So với thời kỳ những năm 90, quy mô đào tạo bậc Đại học đã tăng gần 13 lần, các cơ sở đào tạo phủ kín cả nước. Hằng năm cả nước ta có khoảng 400 000 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ quy mô đào tạo mở rộng mà không tương xứng với chất lượng đào tạo vậy thì tình hình việc làm của SV sau tốt nghiệp như thế nào?
    Qua tìm hiểu tác giả được biết chưa có một cuộc thống kê nào được thực hiện hoàn thành về tình hình việc làm SV sau tốt nghiệp trong phạm vi cả nước. Một số trường trong nước cũng đang trong giai đoạn khảo sát. Tiến hành khảo sát việc làm SV sau tốt nghiệp, nhà trường sẽ biết mình cần làm gì, thay đổi gì về chỉ tiêu ngành nghề, chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội và hỗ trợ cho SV. Những thông tin do các cựu SV cung cấp sẽ góp phần rất lớn vào việc đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình việc làm, cũng như tính phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn. Thông qua đó, nhà trường có thêm những căn cứ khoa học để điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và thực tiễn hiện nay.
    Ngoài việc khảo sát việc làm SV trường ĐH KT TP.HCM sau tốt nghiệp, tác giả còn tìm hiểu, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xin việc và những yếu tố SV nên trang bị khi còn trên ghế nhà trường. Qua đó cho chúng ta một cái nhìn mới về những yêu cầu cơ bản trong công việc hiện nay. Bên cạnh đó thông qua các phép kiểm định tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị cho SV khi lựa chọn ngành học trong trường ĐH KT TP.HCM.
    Ngoài ra là một sinh viên chuyên ngành Toán tài chính– một chuyên ngành mới của trường ĐH KT TP.HCM, tác giả cũng sẽ khảo sát, tìm hiểu công việc của các cựu SV chuyên ngành Toán tài chính để chúng ta có một đánh giá rõ nét hơn về chuyên ngành mới này.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Khảo sát tình hình việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường ĐH KT TP.HCM nói chung và chuyên ngành Toán tài chính nói riêng .
    - Tìm hiểu những thông tin cơ bản về việc làm của cựu sinh viên.
    - Giúp nhà trường xây dựng báo cáo kết quả điều tra việc làm sinh viên sau tốt nghiệp, phục vụ công tác kiểm định chất lượng.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên.
    3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu sinh viên hệ chính quy K32 , K33 Trường ĐH KT TP.HCM.
    4. Nội dung của chuyên đề
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 5 chương :
    Chương 1. Cơ sở lý thuyết
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3. Thực trạng việc làm và khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp của nước ta hiện nay.
    Chương 4. Kết quả khảo sát – một số giải pháp nâng cao chất lượng tìm kiếm việc làm cho sinh viên trường Đh Kinh tế TP.HCM.
    Chương 5. Việc làm sinh viên chuyên ngành Toán Tài chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...