Luận Văn Giải pháp vấn đề CPH các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp vấn đề CPH các Doanh nghiệp Nhà nước ở VN

    ​LỜI MỞ ĐẦU

    ​Qua các doanh nghiệp cổ phần, tôi thấy cần phải có sự hình thành nền kinh tế hàng hoá dựa trên hai điều kiện sở hữu tư nhân và phân công lao động xã hội. Nền kinh tế hàng hoá phát triển đòi hỏi phải có sự phát triển của sở hữu tư nhân và phân công lao động xã hội. Kinh tế thị trường là sự phát triển của trình độ cao của kinh tế hàng hoá với sự ra đời của hệ thống ngân hàng thị trường tài chính và công ty cổ phần. Các hình thức kinh tế này, trước hết là sản phẩm của sự phát triển kinh tế hàng hoá nhưng đều có chung một cội nguồn ở sự phát triển xã hội hoá sở hữu tư nhân: dựa trên cấp tiếp cận này chúng ta sẽ lý giải nguồn gốc của sự hình thành và sự phát triển hình thái Công ty cổ phần bằng việc phân tích phạm trù sở hữu vận dụng và phát triển trong nền kinh tế hàng hoá. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương của Đảng và nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Nhằm đa dạng hoá sở hữu tạo động lực cho người có vốn cổ phần và người lao động trong doanh nghiệp hăng say lao động vì lợi ích chính đáng, đồng thời phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta. Cổ phần hoá còn tiếp tục góp phần cho việc hình thành thị trường chứng khoán - một yêu cầu cấp thiết của quá trình vận hành nền kinh tế thị trường.


    ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP

    NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM




    NỘI DUNG

    ​I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ NHÀ NƯỚC

    1. Sự lựa chọn tất yếu

    Sở hữu tư nhân trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Sự khảo cứu phạm trù sở hữu sẽ bắt đầu từ nền kinh tế hàng hoá và sau đó theo dõi sự vận động của nó trong nền kinh tế thị trường. Trước hết chúng ta xác định phạm trù sở hữu trong quan hệ bản chất trước khi có thể nhìn thấy những biểu hiện cụ thể đa dạng của nó trong xã hội. Quan hệ bản chất này trước hết thuộc về lĩnh vực sản xuất vật chất vì không có sản xuất thì không có sở hữu.

    Với tư cách là lao động chung trìu tượng của con người sở hữu biểu hiện như là một quan hệ sản xuất phản ánh lao động xã hội tổng thể của con người tác động chiếm hữu những điều kiện khách quan phục vụ lợi ích của con người và phát triển xã hội. Với tư cách là một lao động cụ thể có ích của con người sở hữu biểu hiện như là quá trình chiếm hữu thực tế bằng lao động các đối tượng cụ thể làm ra một vật phẩm tiêu dùng nhất định.

    Quan hệ giữa sở hữu xã hội và chiếm hữu tư nhân trong phạm trù sở hữu là quan hệ biện chứng vừa thống nhất vừa tách biệt ở những khía cạnh sau:

    - Sở hữu có thể là tiên đề của chiếm hữu tư nhân ở khía cạnh này sở hữu xã hội được biểu hiện như là một điều kiện khách quan có trước quy định lao động trước khi kết hợp với tư liệu sản xuất tức là quy định quá trình chiếm hữu thực tế.

    - Sở hữu thực tế có thể được bảo tồn duy trì và thực hiện bằng quá trình chiếm hữu. Thực tế bởi lao động cụ thể của mọi cá nhân trong cộng đồng.

    -Sở hữu xã hội là một tổng thể của một quá trình chiếm hữu tư nhân bởi vì lao động xã hội tổng thể của các quá trình chiếm hữu tư nhân bởi vì lao động xã hội tổng thể là tổng số các quá trình lao động cụ thể của các cá nhân riêng lẻ. Trong một hệ thống phân công lao động xã hội.

    Với quan hệ trên, chúng ta có thể hình dung được mâu thuẫn giữa hai mặt của phạm trù sở hữu tư nhân vận động như thế nào khi sản xuất và trao đổi hàng hoá chiếm ưu thế trong quá trình sản xuất xã hội. Quá trình chiếm hữu tư nhân - tức là quá trình sản xuất được hiểu là sở hữu tư nhân của người lao động - do đó sản phẩm thuộc về họ bây giờ biểu hiện ra là quá trình sản xuất ra giá trị trao đổi. Khi sản phẩm đã mang hình thái giá trị cao việc vạch ra tính chất hai mặt của sở hữu này hết sức quan trọng để hiểu phạm trù này, vận động trong nền kinh tế hàng hoá và chúng ta sẽ thấy sự tách biệt hai mặt trong phạm trù này là một quá trình lịch sử góp phần cho sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính. Công ty tổ phần trong nền kinh tế thị trường phân công của nhà nước. Sự tham gia của nhà nước vào nền kinh tế thị trường càng được đề cao khi lý thuyết điều chỉnh kinh tế của Keynes ra đời. Khu vực kinh tế nhà nước ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định và phát triển. Nền kinh tế có sở hỗn hợp với sự tham gia điều tiết của nhà nước dựa trên nguyên tắc của thị trường là đặc trưng của xã hội hoá sở hữu ngày nay. Nó thể hiện ở hai quá trình tư nhân hoá và quốc hữu hoá. Để vừa đảm bảo tính cạnh tranh và hiệu quả nhờ phát huy của các yếu tố thị trường và lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể vào định hướng nhờ có sự can thiệp của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế.

    Như vậy, quá trình xã hội hoá sở hữu tư nhân với những đặc điểm chủ yếu được trình bày trên đây đã quy định sự ra đời và phát triển hình thái công ty cổ phần tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thị trường.

    2. Kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở một số nước

    a. Tổng quát về quá trình cổ phần hoá ở các nhóm nước trên thế giới

    Cổ phần hoá ở nhóm các nước tư bản phát triển. Trong thập kỷ 80 các nước tư bản phát triển đặc trưng ở tây âu, được chú ý như là giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước và tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường hỗn hợp đã được hình thành với việc thiết lập khu vực kinh tế nhà nước ngày càng rộng lớn kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chính sách cổ phần hoá bao trùm ở các nước này dựa trên quan điểm cho rằng việc tổ chức đời sống kinh tế thị trường, thương mại hoá sản xuất và cạnh tranh lành mạnh có hiệu quả hơn là tuân theo các quan hệ chỉ huy tập trung và thể chế hành chính. Cuộc khủng hoảng của "Nhà nước phúc lợi chung" ở phương tây đã khiến cho các Chính phủ đi đến ủng hộ các quan điểm kinh tế tân cổ điển và mở đường cho sự quay lại vận dụng mục đích rộng rãi cơ chế thị trường để điều tiết các hoạt động kinh tế.

    Việc thực hiện cổ phần hoá của các nước nền kinh tế thị trường phát triển không phải là để xoá bỏ những chức năng đặc biệt nền kinh tế mà chỉ có khu vực kinh tế nhà nước mới đảm nhận mà là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Do đó, Chính phủ mỗi nước đã lựa chọn các phương pháp tiến hành cổ phần hoá sao cho không làm suy yếu các khu vực kinh tế nhà nước, mà trái lại củng có cho chính đáng với vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế nhằm thực hiện một loạt chức năng kinh tế vì lợi ích toàn xã hội.

    Xét về quy mô, sau khi tiến hành cổ phần hoá khu vực kinh tế nhà nước ở các nước công nghiệp phát triển có sự thu hẹp xét theo các chỉ số của tỷ lệ việc làm tỷ trọng tổng tư bản có định hướng và thu nhập quốc dân.

    Như vậy, có thể nhận thấy nét đặc trưng quá trình cổ phần hoá ở các nước công nghiệp phát triển là hình thành các công ty. Cổ hỗn hợp nhà nước - tư nhân hoạt động trên cơ sở thị trường và luật phát của nhà nước. Những công ty quốc doanh và các doanh nghiệp nhà nước được đổi mới thành các công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước - tư nhân đã góp phần quan trọng làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị này trở nên năng động, nâng cao được danh lợi và khả năng cạnh tranh với các công ty cổ phần tư nhân. Có thể nói thông qua các quá trình phần hoá sự hợp tác và xâm nhận lẫn nhau giữa khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân kể cả các công ty xuyên quốc gia đang hoạt động trên thị trường thế giới là một trong những con đường nâng cao hiệu quả nền kinh tế thị trường hỗn hợp ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay.

    II. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ

    1. Thực trạng doanh nghiệp nhà nước trong nước chuyển sang kinh tế thị trường.

    Ở nước ta cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thực hiện mô hình kế hoạch hoá tập trung lấy việc mở rộng và phát triển khu vực kinh tế nhà nước bao gồm toàn bộ nền kinh tế quốc dân là mục tiêu cho công cuộc cải tạo và xã hội công nghiệp xã hội. Vvì vậy, khu vực kinh tế nhà nước đã được phát triển một cách nhanh chóng, rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực cơ bản đích thực mà nó mang lại, trong đó phải kể đến sự ra đời tràn lan của các doanh nghiệp nhà nước do cấp địa phương quản lí.

     
Đang tải...