Luận Văn Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội
    Mục lục
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
    1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế
    1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu.
    1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu
    1.1.3. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
    1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
    1.2.1. Khái niệm, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu .
    1.2.1.1. Khái niệm.
    1.2.1.2. Vai trò.
    1.2.2. Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
    1.3. Các yếu tố ảnh hưỡng tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM ở Việt Nam.
    Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội .
    2.1. Khái quát về NHNT Hà Nội .
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNT Hà Nội .
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNT Hà Nội .
    2.1.3. Tình hình 1 số hoạt động kinh doanh chính của NHNT Hà Nội .
    2.1.3.1. Về huy động vốn.
    2.1.3.2. Về cho vay.
    2.1.3.3. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
    2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội .
    2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội
    2.3.1 Những mặt đạt được
    2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
    Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội
    3.1 Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ công tác năm 2003 của NHNT Hà Nội
    3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại NHNT Hà Nội
    3.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành
    3.2.2 Giải pháp về nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK
    3.2.3. Chiến lược con người và công nghệ ngân hàng
    3.2.4. Chính sách khách hàng
    3.3. Kiến nghị
    3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô
    3.3.2. Đối với NHNT Việt Nam
    3.3.3. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK

    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ CHO XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
    1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu .
    Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu .mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định.
    Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế.
    Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoài biên giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế bên ngoài, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên toàn thế giới.
    Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động xuất nhập khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thương mại quốc tế.
    Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những nét đặc thù riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ thuật lạc hậu, công nghệ thủ công . đang rất cần được đổi mới, bên cạnh đó tiềm lực xuất khẩu lại lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Tất cả những điều này cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu đối với nước ta càng quan trọng hơn.
     
Đang tải...