Tiểu Luận Giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo cạnh tranh lãi suất lành mạnh trong hoạt động huy dộng vốn và ch

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO CẠNH TRANH LÃI SUẤT LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    MỞ ĐẦU


    Kể từ sau khi bắt đầu đổi mới hoạt động ngân hàng năm 1989, cho đến nay, mức độ tập trung trong hệ thống ngân hàng đã được thay đổi không ngừng. Hệ thống ngân hàng bao gồm: các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính khác với cơ cấu và thị phần xác định.
    Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mà cạnh tranh là quy luật vốn có của kinh tế thị trường.Hơn nữa ngân hàng thương mại tồn tại với tư cánh là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, cho nên trong hoạt động của nó cạnh tranh là một hiện tượng tự nhiên và cũng là tất yếu khách quan không thể tránh khỏi.


    Trong khi đó, lãi suất là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong tất cả các vấn đề kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì nó vừa là công cụ dể huy động vốn và cho vay, vừa là một công cụ để cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại với nhau.


    Do vậy, vấn đề Cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là một vấn đề lớn được đặt ra với yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu sâu và làm rõ hơn nữa. Nhất là kể từ ngày 2/8/2000 ngân hàng nhà nước chuyển từ cơ chế điều hành lãi suất trần sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản và từ ngày 7/7/2000 Bảo hiểm tiền gửi chính thức khai trương hoạt động.


    Chính vì thế, nghiên cứu đề tài này có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nó góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học ngân hàng nhằm tăng thêm cơ sở lí luận về cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại. Đồng thời chỉ ra được thực tiễn của hoạt động này ra sao? Chỉ ra được mặt tích cực, tồn tại và hạn chế để từ đó đưa ra giải pháp nhằm khắc phục tồn tại và hạn chế cũng như tăng thêm tính tích cực của hoạt động này. Từ đó, đối với ngân hàng thương mại có thể có phương hướng hoạt động thực tế để điều hành và tạo ra một môi trường cạnh tranh về lãi suất huy động vốn và cho vay giữa các Ngân hàng Thương mại một cách bình đẳng, an toàn và lành mạnh tiến tới tự do hoá lãi suất. Còn đối với các Ngân hàng Thương mại có được phương châm hành động, bên cạnh việc cạnh tranh bằng lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay mà còn chú trọng hơn nữa đối với công cụ cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mình nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung,nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất.


    Tuy nhiên,vấn đề đã được sự chú ý nghiên cứu của những nhà quản lý ngân hàng ở bậc vĩ mô. cũng như những nhà nghiên cứu khoa học ngân hàng và những người hoạt động, học tập, quan tâm đến lĩnh vực này. Nhưng bởi lẽ. nó là một vấn đề phức tạp và chưa có được lời giải chu toàn. Do đặc thù kinh tế thị trường nước ta cũng như trong hệ thống ngân hàng việt nam trong mỗi thời kỳ, giai đoạn có sự biến động khác nhau.


    Thiết nghĩ như vậy, nên em chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình cho môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (môn chuyên ngành của khoa tài chính ngân hàng). Trên cơ sở những bài báo sưu tầm được, sách chuyên ngành, sách tham khảo, bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ, cộng với vốn kiến thức tích luỹ: học tập, thực tế của bản thân thông qua các phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử-lôgíc, phương pháp kinh tế học, phương pháp thực chứng, phương pháp chuẩn tắc, phương pháp phân tích cung cầu, phương pháp phân tích cạnh tranh giá và phương pháp tổng hợp. Nhằm góp một phần sức nho nhỏ của mình vào vấn đề lớn hiện nay của ngành ngân hàng việt nam.

    Kết cấu của bài viết được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại
    Chương 2: Thực trạng cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.
    Chương 3 : Giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo cạnh tranh lãi suất lành mạnh trong hoạt động huy dộng vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam hiện nay.


    MỤC LỤC


    Mở đầu 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH LÃI SUẤT HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
    1.1. Lý luận chung về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng. 3
    1.2. Lý luận chung về lãi suất trong hoạt động ngân hàng 4
    1.3. Sự cần thiết khách quan của cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay vốn trên thị trường ngân hàng 7
    cho vay vốn của các NHTM. 8
    1.4. Nội dung của cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các NHTM

    CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CẠNH TRANH LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 12
    2.1. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12
    2.2. Ưu thế cạnh tranh của mỗi loại hình ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 14
    2.3. Cạnh tranh thông qua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 15
    2.4. Cạnh tranh thông qua lãi suất cho vay vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 18
    2.5. Ảnh hưởng của cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 20

    CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢMBẢO VIỆC CẠNH TRANH LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ĐƯỢC LÀNH MẠNH, AN TOÀN 24
    3.1. Các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay vôns của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 24
    3.2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo việc cạnh tranh nói chung và cạnh tranh lãi suất nói riêng giữa các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay được lành mạnh an toàn 26
    3.3. Một số yếu tố giúp cạnh tranh thành công trong kinh doanh ngân hàng thế kỷ 21


    Kết luận 31
    Tài liệu tham khảo 33
     
Đang tải...