Luận Văn Giải pháp và kiến nghị chiến lược marketing nhằm xây dựng thương hiệu dệt may việt nam trên thế giới

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING 1
    1. Cơ sở lý luận. 1
    1.1. Thương hiệu và vai trò trong hoạt động kinh doanh của DN 1
    1.2. Tổng quan về Marketing và vai trò Marketing trong vấn đề nâng cao thương hiệu. 7
    2. Cơ sở thực tiễn. 10
    2.1. Thực tiễn áp dụng chiến lược Marketing trong việc phát triển thương hiệu trên toàn thế giới hiện nay 10
    2.2. Kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới 12
    Tóm tắt chương 1. 16

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. 17

    1. Thực trạng chung của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. 17
    1.1. Quy mô và vị thế thị trường. 17
    1.2. Thị trường xuất khẩu chính. 18
    1.3. Vấn đề cạnh tranh. 26
    2. Thực trạng về thương hiệu dệt may và việc áp dụng chiến lược Marketing tại các DN dệt may Việt Nam hiện nay 28
    2.1. Thực trạng về thương hiệu. 28
    2.2. Các chiến lược Marketing đang được áp dụng hiện nay. 29
    2.3. Tiềm năng và hiệu quả áp dụng các chiến lược Marketing đối với dệt may Việt Nam trong vấn đề phát triển thương hiệu. 30
    3. Phân tích các nhân tố vĩ mô (PEST) và phân tích SWOT. 31
    3.1. Phân tích các nhân tố vĩ mô (PEST) 31
    Tóm tắt chương 2. 35
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC MARKETING NHẰM XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI. 36
    1. Định hướng phát triển hiện nay của dệt may Việt Nam 36
    2. Giải pháp đề xuất và kiến nghị 37
    2.1. Giải pháp đề xuất 37
    2.2. Kiến nghị 42
    Tóm tắt chương 3. 47
    KẾT LUẬN 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 50


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING

    1. Cơ sở lý luận
      1. Thương hiệu và vai trò của nótrong hoạt động kinh doanh của DN
    a.Định nghĩa thương hiệu
    Thương hiệu là gì?
    Thương hiệu (Brand) là một khái niệm khá mới trong hệ thống kiến thức marketing hiện đại ngày nay. Để định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất về thương hiệu không phải là một công việc đơn giản vì có rất nhiều ý kiến khác nhau về thương hiệu tồn tại song song đến nay. Dưới đây là một số định nghĩa tương đối phổ biến hiện nay.
    Theo Simol Anholt trong tác phẩm “New Brand Justice” (Công Lý Mới Về Thương Hiệu) thì “Thương hiệu là một sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức, có tên gọi, nhận diện và uy tín đã được công nhận”. Như vậy, thương hiệu là một hình thức mới của sản phẩm, nói cách dễ hiểu thì khi một sản phẩm cụ thể với chất lượng được cam kết thể hiện đúng và được khách hàng tin tưởng, khi đó hình thành thương hiệu, tức sản phẩm trở thành thương hiệu, nghĩa là khi sản phẩm được khách hàng công nhận thì nó trở thành thương hiệu. Theo khái niệm này thì thương hiệu gắn liền với sản phẩm, không có thương hiệu mạnh nào mà bên trong không bao gồm một hoặc nhiều sản phẩm tốt. Nến tảng cơ bản để phát triển một thương hiệu với những giá trị cộng thêm cũng tương tự như tính logic của quá trình phát triển sản phẩm.
    Theo Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương thì “Thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Sản phẩm chỉ có thể trở thành thương hiệu khi nó là biểu tượng của các yếu tố hữu hình, vô hình và tâm lý của sản phẩm và doanh nghiệp. Nói cách khác, thương hiệu chỉ tồn tại khi và chỉ khi được người tiêu dùng xác nhận. Thương hiệu bao gồm các yếu tố: nhãn hiệu hàng hóa (thương hiệu sản phẩm); tên thương mại của các tổ chức cá nhân, tổ chức dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (thương hiệu doanh nghiệp) và các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...