Tài liệu Giải pháp ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong quy hoạch phát triển du lịch

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC
    BIỂN DÂNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM


    1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
    Biến đổi khí hậu (BĐKH), với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn
    cầu và mực nước biển dâng kèm theo nhiều hiện tượng thiên nhiên khác ảnh hưởng đến cuộc sống con người ở mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước ven biển như Việt Nam.
    Những ảnh hưởng của hiện tượng BĐKH trong thế kỷ XXI đã và đang
    được mọi quốc gia dự báo thông qua việc xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu trên cơ sở những biến động của khí hậu toàn cầu trong các thập kỷ gần đây. Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và nhiều quốc gia đã xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cũng như đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp ứng phó cho toàn cầu và cho quốc gia. Ở Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng để công bố vào đầu năm 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu là cơ sở cho việc đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến các đối tượng khác nhau của tự nhiên, kinh tế - xã hội và xây dựng các chiến lược thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với các hoạt động KT-XH trong đó có Du lịch.
    Những tiêu chí đánh giá về BĐKH ở Việt Nam gồm nhiệt độ, mưa, bão và nước biển dâng. Một số dự báo tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam theo vùng, tiêu chí BĐKH trong thế ký XXI theo kịch bản Trung bình của Bộ TNMT(1) như sau:
    - Về nhiệt độ: Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở Tây Nguyên và 2,0oC ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999;
    - Về chế độ mưa: vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999.
    - Nước biển dâng: Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 0,5 - 1,4m vào năm 2100. Đối với Việt Nam, vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 30 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 74 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999.

    Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập đã được xây dựng cho đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh (Hình).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...