Tiểu Luận giải pháp tối đa hoá lợi nhuận và giảm bớt tối thiểu mức thiệt hại cho xã hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    giải pháp tối đa hoá lợi nhuận và giảm bớt tối thiểu mức thiệt hại cho xã hội

    Phần I - Mở đầu

    1.1. TÍNH TẤT YẾU CỦA ĐỀ TÀI:
    Nước ta đang chuyển dịch nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cho phép tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động và quan hệ với nhau theo một loạt những qui luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vận động đó.Trong cơ chế thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng phải tự đề ra cho mình một hệ thống các mục tiêu như: lợi nhuận, tăng trưởng, phát triển, an toàn, kéo dài tuổi thọ, bảo đảm và không ngừng nâng cao thu nhập cho các thành viên v.v Trong đó, mục tiêu tổng hợp và quan trọng nhất là tối đa hoá lợi nhuận.
    Nhưng không có tấm huy chương nào là không có mặt trái của nó. Các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động với mục đích tối đa hoá lợi nhuận, nên họ bất chấp cả đạo đức, pháp luật, thực hiện các mánh khoé nhằm thoả mãn lợi ích của họ như: lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh . Điều này có tác hại rất lớn đối với sự phát triển chung của xã hội.
    Qua các lý do trên, tôi thấy cần thiết phải có một công trình nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp tối đa hoá lợi nhuận và giảm bớt tối thiểu mức thiệt hại cho xã hội. Tôi thực hiện đề án này với mong muốn góp phần hình thành lý luận lợi nhuận trong thời kỳ mới và những giải pháp có hiệu quả.
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
    Trước đây đã có rất nhiều khà kinh tế học xuất sắc nghiên cứu về lợi nhuận: Adam Smith (với tập Của cải của các dân tộc) Các Mác (bộ tư bản), Anghen, Ricarđo .
    Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, do có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, khoa học-kỹ thuật làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng nhưng bên cạnh đó làm tăng thêm mâu thuẫn và tệ nạn vốn có của nó. Các học thuyết kinh tế tư sản hiện đại đề cập đến lợi nhuận trong giai đoạn mới và các giải pháp để đạt được lợi nhuận tối đa cho các doanh nghiệp và giảm mức thấp nhất thiệt hại cho xã hội như: trường phái "Cổ điển mới", Keynes, Samuel Son, David Begg
    Qua học hỏi và tiếp thu tri thức từ các học thuyết của các nhà kinh tế học trên, tôi đi sâu vào phân tích nguồn gốc, bản chất và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.
    1.3. Ý NGHĨA LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
    Lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của giá trị thặng dư. Lý luận giá trị thặng dư của Mác là một trong lý luận quan trọng nhất của Mác được coi là "viên đá tảng" của học thuyết kinh tế Mác-xít. Đề tài nghiên cứu này muốn bổ sung thêm, đồng thời phân tích và làm rõ hơn lý luận của Mác.
    Hơn nữa trong những điều kiện lịch sử khác nhau thì lợi nhuận được biểu hiện rát đa dạng. Do đó việc nghiên cứu sẽ phân tích tính lợi nhuận một cách cụ thể trong nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam.
    1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
    Nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986. Trong nền kinh tế đó lợi nhuận là động lực thúc đẩy, việc nghiên cứu sẽ làm rõ hơn lợi nhuận trong điều kiện kinh tế nước ta, đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế. Đồng thời nó cũng chỉ ra tính tất yếu phải tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay.
    Trong tình hình hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì chủ nghĩa tư bản cũng phát triển nhanh, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, cá nhân tự do cạnh tranh, nên hình thức bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngày càng tinh vi. Qua nghiên cứu đề án tôi muốn chỉ rõ hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản giai đoạn mới.
     
Đang tải...