Luận Văn Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank

    Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. ở nước ta trước đây, việc phát triển các DNV&N cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghịêp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số và chất lượng.
    Trong điều kiện của những bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triển DNV&N là bước đi hợp quy luật đối với nước ta. DNV&N là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn tiềm tàng sẵn có ở mỗi người, mỗi miền đất nước. Các DNV&N ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: Tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế lạm pháp. Nhưng để thúc đẩy phát triển DNV&N ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho các khó khăn nhất đó là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy doanh nghiệp này phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này một các hợp lý. Vì vậy phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DNV&N đã và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng phải quan tâm giải quyết. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển DNV&N còn rất hạn chế vì các DNV&N khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng nhằm phát triển DNV&N đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNV&N hiện nay, sau một thời gian thực tập tại VP Bank (Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ) tac gia đã chọn đề tài : “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank” 2. Mục đích nghiên cứu
    Xtac gia xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNV&N và việc đầu tư tín dụng của VP Bank cho các doanh nghiệp này. Đồng thời đề tài cũng đưa ra một số giải pháp tín dụng nhằm góp phần phát triển DNV&N trên phạm vi hoạt động của VP Bank. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chọn hoạt động tín dụng cho các DNV&N tại VP Bank trong những năm gần đây làm đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận giải thực tiễn : Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê 5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm ba chương:
    Chương I : Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNV&N trong nền kinh tế thị trường
    Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNV&N tại VP Bank
    Chương III : Giải pháp và kiến nghị về hoạt động tín dụng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank [HR][/HR] KẾT LUẬN DNV&N có vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Vì thế việc phát triển tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp này là chiến lược cho các ngân hàng thương mại nói chung và của VP Bank nói riêng. Thấy được điều này VP Bank đã có nhiều chú ý đến các doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong thực tế mối quan hệ của VP Bank với các DNV&N còn nhiều bất cập, nhiều khi chưa tìm được tiếng nói chung. Vì thế việc tìm ra các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển các DNV&N tại VP Bank là một vấn đề vô cùng cần thiết. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu trên luận văn đã hoàn thành nội dung cơ bản sau:
    1. Khái quát vấn đề lý luận chung về DNV&N và tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
    2. Vai trò của ngân hàng trong việc phát triển DNV&N.
    3. Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước trong việc hỗ trợ vốn tín dụng cho DNV&N để rút ra bà học cho Việt Nam
    4. Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của VP Bank đối với các DNV&N trong mấy năm gần đây từ đó nêu ra những mặt còn tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân của tồn tại đó
    5. Mạnh dạn đề suất một số giải pháp trực tiếp, gián tiếp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng phát triển DNV&N. Đồng thời bản luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị với Chính phủ, VP Bank nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn nữa.
    Tuy nhiên việc phát triển DNV&N hiệu quả đầu tư tín dụng cho DNV&N là một vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Do đó trong bản luận văn này, tac gia chỉ mong muốn đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp phát triển các DNV&N. Để giải pháp được thực thi và phát huy tác dụng thì cần có sự nỗ lực từ bản thân các DNV&N, có sự quan tâm phối hợp hỗ trợ của Chính phủ và các NHTM cũng như các cấp, các ngành có liên quan.
    Do hiểu biết bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên bản khoá luận không thể tránh khỏi một số khiếm khuyết, tac gia rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài để bản khoá luận của tac gia được hoàn thiện hơn.
    [HR][/HR] Tài liệu tham khảo 1. Tín dụng ngân hàng ( Học viện ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê )
    2. Chính sách hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam - PGS, PTS Nguyễn Cúc; PGS, PTS Hồ Văn Vĩnh.
    3. Nghệ thuật điều hành DNV&N -Phương Hà - NXB thành phố Hồ Chí Minh 1976.
    4. Ngân hàng với việc hỗ trợ phát triển DNV&N - PTS Dương Thu Hương
    5. Giải pháp phát triển DNV&N ở Việt Nam (Nhà xuất bản chính trị quốc gia - GS, TS Nguyễn Đình Hương)
    6. Tạo việc làm bằng các chính sách phát triển DNV&N ( Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - TS Phạm Thị Thu Hằng)
    7. Cẩm nang giao dịch VP Bank - Nhà xuất bản xã hội)
    8. Cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với DNV&N, (Ngân hàng thế giới -số 58, phần công nghiệp - Tài chính)
    9. Báo cáo thường niên 2002 (VP Bank)
    10. Báo cáo thường niên ngân hàng Nhà nước 1999
    11. Bản tin VP Bank - số 12/2002, số 2/2003
    12. Tín dụng ngân hàng đối với các DNV&N ở Việt Nam (Thị trường tiền tệ 12/ 1999 - Hà Huy Hùng ).
    13. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ( Phát triển kinh tế số 126 - TS Nguyễn Đăc Hưng)
    14. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và sự hỗ trợ tín dụng cho các DNV&N ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng tháng 12 năm 2002 - GS ,TS Dương Thị Bình Minh, TS Vũ Thị Minh Hằng)
    15. Tăng cường tiếp cận tài chính chính thức của các DNV&N (Tạp chí ngân hàng số 4 - 2003 - Mai Hương)
    16. Nguồn vốn cho các DNV&N ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng số 1+ 2- 2000 - TS Lê Hoàng Nga)
    17. Chính sách phát triển DNV&N tại Hà Lan, Đức và Italia (Nghiên cứu kinh tế số 265 - Báo cáo khảo sát của Tổ nghiên cứu ba nước này)
    18. Phát triển DNV&N ở Việt Nam - Những khó khăn cần được tháo gỡ (Tạp chí chứng khoán Việt Nam - số 11/2001 - Vũ Bá Định)
    19. Về thể chế, chính sách phát triển DNV&N ( Nghiên cứu kinh tế số 268- Vũ Quốc Tuấn)
    20. Sự phát triển của châu á và những vấn đề cơ bản của các DNV&N (Nghiên cứu kinh tế số 250- Tasuku Noguchi)
    21. Phát triển DNV&N ở Việt Nam (Chứng khoán Việt Nam - số 4/2002 Lê Minh Toàn)
    22. Phát triển DNV&N trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam (Nghiên cứu kinh tế số 284 - Vũ Bá Phượng)
    23. Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân(Tạp chí ngân hàng số 3/2003 - Nguyễn Đức Chính)
    24. Thực trạng và giải pháp về vốn cho DNV&N trên địa bàn Hà Nội (Tạp chí ngân hàng số 1+2/ 2003- Trịnh Thị Ngọc Lan)
    25. Tăng cường quản lý vốn vay để nâng cao hiệu quả tín dụng DNV&N (Tạp chí ngân hàng số 3/2001- Bùi Thanh Quang)
    [HR][/HR] Lời cảm ơn Tac gia xin gửi lời biết ơn chân thành tới thầy giáo Th.S. Lê Hồng Phong. Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy tac gia đã có được những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dung của đề tài, từ đó tac gia có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình.
    Tac gia cũng xin chân thành cảm ơn tình cảm và sự truyền thụ kiến thức của các thầy cô giáo khoa Tiền tệ – Thị trường vốn, Trường Học viện ngân hàng trong suốt quá trình tac gia học tập và nghiên cứu.
    Trong thời gian thực tập hơn hai tháng tại VP Bank, tac gia đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị phòng Tín dụng. Chính sự giúp đỡ đó đã giúp tac gia nắm bắt được những kiến thức thực tế về các nghiệp vụ ngân hàng và công tác tín dụng. Những kiến thức thực tế này sẽ là hành trang ban đầu cho qúa trình công tác, làm việc của tac gia sau này. Vì vậy, tac gia xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo ngân hàng, tới toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng về sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong thời gian thực tập vừa qua. Qua đây, tac gia xin kính chúc ngân hàng VP Bank ngày càng phát triển, kính chúc các cô chú, các anh chị luôn thành đạt trên các cương vị công tác của mình.
    Tac gia xin chân thành cảm ơn !
    Hà Nội, tháng 5 năm 2003

    [HR][/HR] Các ký hiệu viết tắt 1. VP Bank: Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp
    ngoài quốc doanh Việt Nam
    2. DNV&N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
    3. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
    4. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
    5. HTX : Hợp tác xã
    6. NHTM: Ngân hàng thương mại
    7. TCTD: Tổ chức tín dụng
    8. NHNN: Ngân hàng nhà nước
    [HR][/HR] Danh mục bảng biểu STT Mục Tên bảng Trang
    1 1.2.1.1.1 Tiêu thức xác định DNV&N ở một số vùng và lãnh thổ

    2
    1.2.1.2 Tỉ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các DNV&N ở một sô nước và vùng lãnh thổ Châu á
    3 2.1 Tình hình DNV&N ở Việt Nam
    4 2.2.4 Kết quả kinh doanh của VP Bank
    5 2.2.4.1 Tình hình huy động vốn của VP Bank
    6 2.2.4.2 Tình hình hoạt động vho vay của VP Bank
    7 2.2 4.2 Chỉ tiêu hoạt động tín dụng
    8 2.3.1.1 Cơ cấu DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank chia theo loại hình doanh nghiệp
    9 2.3.1.1 Cơ cấu DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank chia theo ngành kinh tế
    10 2.3.2.1 Tình hình vay vốn của các DNV&N tại VP Bank
    11 2.3.2.2.1 Diễn biến dư nợ đối với DNV&N tại VP Bank
    12 2.3.2.3 Doanh số cho vay – thu nợ đối với DNV&N tại VP Bank
    Tên biểu đồ
    13 2.3.2.2.1 Tình hình dư nợ đối với DNV&N theo thành phần kinh tế
    14 2.3.2.2.2 Tình hình dư nợ đối với VP Bank Theo thời hạn
    15 2.3.2.3 Quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với VP Bank
    [HR][/HR] Mục lục Lời mở đầu
    Chương 1:

    Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tROng nền kinh tế thị trường
    1.1. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
    1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
    1.1.1.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng
    1.1.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
    1.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng
    1.2- Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNV&N
    1.2.1- Những vấn đề chung về DNV&N trong nền kinh tế thị trường
    1.2.1.1- Khái niệm và đặc điểm DNV&N
    1.2.1.2. Vị trí và vai trò của DNV&N trong nền kinh tế thị trường
    1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển DNV&N
    1.2.2- Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển DNV&N
    1.3 - Kinh nghiệm một số nước trong việc hỗ trợ vốn tín dụng cho DNV&N
    1.3.1- Kinh nghiệm một số nước
    1.3.1.1- Kinh nghiệm của Đài Loan
    1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
    1.3.1.3- Kinh nghiệm của Đức
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam
    Chương 2 :

    Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank
    2.1 Thực trạng DNV&N ở Việt Nam hiện nay
    2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của VP Bank
    2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
    2.2.2. Phạm vi và nội dung hoạt động của VP Bank
    2.2.3. Cơ cấu tổ chức của VP Bank
    2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VP Bank
    2.2.4.1. Tình hình huy động vốn
    2.2.4.2. Tình hình sử dụng vốn
    2.2.4.3. Các hoạt động khác
    2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank
    2.3.1 Khái quát tình hình hoạt động của các DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank
    2.3.1.1. Tổng quan về các DNV&N có quan hệ tín dụng với VPBank
    2.3.1.2. Một số khó khăn về vốn và tín dụng của các DNV&N có quan hệ tín dụng với VP Bank
    2.3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank
    2.3.2.1. Tình hình tín dụng đối với DNV&N qua các năm
    2.3.2.2. Về cơ cấu tín dụng
    2.3.2.3- Tình hình thu nợ
    2.3.3- Những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại về hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank
    2.3.3.1- Những kết quả đạt được
    2.2.3.2- Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
    Chương 3:

    Những giải pháp và kiến nghị về hoạt động tín dụng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank
    3.1. Phương hướng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNV & N
    3.1.1. Chủ trương phát triển DNV&N của Nhà nước
    3.1.2. Định hướng đầu tư tín dụng cho các DNV&N của VP Bank.
    3.2. Giải pháp tín dụng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
    3.2.1. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng đối với DNV&N
    3.2.1.1. Đa dạng hoá về loại hình tín dụng đối với DNV&N
    3.2.1.2. Đa dạng hoá hình thức tín dụng đối với DNV&N
    3.2.1.3. Đa dạng hoá phương thức cho vay:
    3.2.2. Xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt cho DNV&N
    3.2.3. Xây dựng chiến lược Marketing trong đó trọng tâm là chính sách khách hàng nhằm mở rộng và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa VP Bank và DNV&N
    3.2.4. Tăng cường hoạt động tư vấn đối với DNV&N
    3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNV&N, thực hiện đúng quy trình tín dụng:
    3.2.5.1. Về thu thập thông tin
    3.2.5.2. Về phân tích và đánh giá khách hàng
    3.2.6. Tổ chức tốt công tác huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn
    3.2.7. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với DNV&N tại VP Bank
    3.2.8. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng của VP Bank trong đó tập trung nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng
    3.3. Một số kiến nghị
    3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
    3.3.2. Về phía VP Bank
    3.3.3. Kiến nghị đối với các DNV&N
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...