Luận Văn Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ​Làngnghề là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đem lại lợi ích kinh
    tế- xã hội to lớn cho nhiều hộ gia đình và địa phương. Sự phát triển của làng
    nghề góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    Làng nghề không những góp phần xóa đói giảm nghèo bằng việc tạo ra việc làm,
    tăng thu nhập cho người lao động mà còn là con đường thu hút khách du lịch
    trong và ngoài nước. Ngoài chức năng về kinh tế- xã hội, các làng nghề còn giữ
    gìn những giá trị văn hóa, những nét tinh tế hay kỹ xảo được kết tinh trong
    từng sàn phẩm.​ ​Hiệnnay, Việt Nam có 2.700 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài,
    gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây
    tre đan, cói, dệt, giấy,
    tranh dân gian, gỗ, đá .
    trải dài khắp đất nước. Trong đó, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng
    211 làng nghề tiểu thủ công. ​ ​Ngày27/8, Thủ tướng Chính phủ đã ra nghị quyết thành lập Thành phố Bạc Liêu trực
    thuộc tỉnh Bạc Liêu. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc
    của Bạc Liêu trong những năm gần đây. Bạc Liêu hiện có 8 làng nghề: đan lát,
    mộc gia dụng, rèn, muối, dệt, chằm lá, bánh tằm, đan lưới. Đến ngày 05/11/2009,
    Bạc Liêu có 2 làng nghề được công nhận theo nghị định 66/2006 của Chính Phủ về
    “Phát triển làng nghề truyền thống địa phương” là làng nghề đan lát và mộc gia
    dụng, các làng nghề còn lại sẽ sớm được công nhận vào năm 2010. Các sản phẩm
    của các làng nghề ở Bạc Liêu ngày càng đa dạng và phong phú, mang nét đặc trưng
    tiêu biểu cho con người và nét đẹp văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian
    qua, vấn đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa tiêu thụ trong nước và xuất
    khẩu đã có nhiều lúc mất cân đối và có những tác động về mặt kinh tế- xã hội,
    việc sản xuất các sản phẩm làng nghề còn nhỏ lẻ, chất lượng chưa đồng bộ, việc
    đăng ký thương hiệu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khâu tổ chức quảng
    cáo, tiếp thị còn rất yếu kém nên việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở tỉnh
    còn rất thấp và chỉ được bán chủ yếu trong khu vực ĐBSCL, chưa vươn xa ra nước
    ngoài.​ ​Trướcnhững thuận lợi và khó khăn đó, đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp và
    kịp thời để phát triển các làng nghề, đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm làng
    nghề. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng nghề ở
    huyện Phước Long- Tỉnh Bạc Liêu”
    làm đề tài luận văn tốt nghiệp của
    mình.​

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...