Luận Văn Giải pháp tiền lương nhằm giữ chân nhân viên tiềm năng tại phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm c

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Lý do chọn đề tài . 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
    1.3. Phương pháp nghiên cứu 3
    1.4. Phạm vi nghiên cứu 3
    1.5. Đối tượng nghiên cứu . 3
    PHẦN 2. THỰC TRẠNG . 4
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY . 4
    2.1.1. Lược sử hình thành . 4
    2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn và chiến lược 4
    2.1.3. Thị trường, thị phần 6
    2.1.4. Sản phẩm, thương hiệu 7
    2.1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty 8
    2.2. GIỚI THIỆU VỂ PHÒNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
    (R&D) . 8
    2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ . 8
    2.2.2. Sơ đồ tổ chức của phòng R&D (theo lý thuyết) . 10
    2.2.3. Sơ đồ tổ chức của phòng R&D (trên thực tế) . 11
    Bài tiểu luận Quản Trị Nguồn Nhân Lực
    ii
    2.3. THU THẬP THÔNG TIN VÀ SỐ LIỆU 12
    2.3.1. Tỷ lệ nhân viên 4-6 năm nghỉ việc mỗi năm ở phòng R&D . 12
    2.3.2. Khảo sát 11 người 4-6 năm kinh nghiệm đã nghỉ việc về chính sách tiền
    lương tại công ty Acecook . 12
    2.3.3. Bí mật, phỏng vấn riêng lẻ 3 người 4 -6 năm kinh nghiệm còn đang làm việc
    tại phòng R&D: . 13
    2.3.4. Cách tính lương của nhân viên phòng R & D 13
    2.3.5. Bảng mô tả công việc của IC4-IC5-IC6 . 18
    PHẦN 3. GIẢI PHÁP 20
    3.1. Xây dựng bảng mô tả công việc cho nhóm nhân viên 4-6 năm kinh nghiệm (IC6)
    . 20
    3.2. Thay đổi trong bảng lương . 26
    KẾT LUẬN 28
    Bài tiểu luận Quản Trị Nguồn Nhân Lực
    1
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công hay thất
    bại của tổ chức. Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả là vấn đề khó
    khăn và thử thách của nhiều doanh nghiệp.
    Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm - Công Ty Cổ Phần Acecook đang đối
    mặt với vấn đề: các nhân viên tiềm năng lần lượt ngh ỉ việc. Nhân viên tiềm năng là
    những nhân viên có 4-6 năm kinh nghiệm, đảm nhận một khối lư ợng công việc lớn và
    là nguồn hỗ trợ đắc lực cho các trưởng ngành hàng. Thậm chí, các thành viên này có
    thể thay thế cấp trên giải quyết công vi ệc khi cần. Họ chính là tầng lớp kế thừa các cấp
    quản lý trong tương lai. Tuy nhiên trên thực tế, không nhiều người ở lại với công ty sau
    3-4 năm gắn bó.
    Trong năm vừa qua 2010, sự ra đi cùng lúc của 3 nhân viên tiềm năng đã dẫn tới
    ngành hàng không hoàn thành kế hoạch nghiên cứu để bán hàng sản phẩm mới, cụ thể
    là cả năm 2010 không có sản phẩm mới nào ra đời, đây là nguyên nhân trực tiếp làm
    sụp đổ ngành hàng súp nội địa. Số nhân viên ở l ại thiếu kinh nghiệm (1-2 năm) và kỹ
    năng cần thiết để thay th ế giải quyết khối lượng công việc rất l ớn của 3 nhân viên này.
    Sự việc tuy đã làm lãnh đạo phòng cũng như giám đốc công ty phải l ưu ý vấn đề nhân
    sự của phòng nhưng đến nay hiện tượng nghỉ việc đối với nhân viên sau 4-6 năm làm
    việc tại phòng tuy không đồng loạt ở một ngành hàng nhưng vẫn xảy ra rải rác và tới
    nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào được đưa ra để giải quyết vấn đề.
    Ngoài ra, các nhân viên tiềm năng nghỉ việc cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
    công việc của phòng vì:
    Đặc thù công việc của phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm là sáng
    tạo. Những nhân viên tiềm năng hầu hết là những nhân viên trẻ, cùng với
    Bài tiểu luận Quản Trị Nguồn Nhân Lực
    2
    những kinh nghi ệm có được trong quá trình làm việc tại công ty 3 -4 năm, họ
    có được sự kết hợp giữa sự sáng tạo và kinh nghiệm thực tế. Từ đó, công
    việc nghiên cứu được thuận lợi và hi ệu quả hơn những nhân viên mới và cấp
    quản lý nhiều kinh nghiệm và lớn tuổi.
    Việc đào tạo nhân viên mới mất nhiều thời gian và trong khoản thời gian
    đó hiệu quả công việc của các nhân viên mới không cao hay thậm chí là
    không hiệu quả.
    Do có một số ngành hàng rất ít nhân viên, đôi khi chỉ có 1-2 nhân viên,
    nên khi nhân viên tiềm năng nghỉ việc là một sự mất mát lớn đối với cả
    ngành hàng. Thậm chí ảnh hưởng đến kế hoạch nghiên cứu và bán hàng sản
    phẩm mới.
    Hơn thế nữa, các nhân viên này khi ra đi, mang theo kinh nghiệm, bí quyết về quy
    trình công nghệ sản xuất của công ty, đều giữ chức vụ l ớn ở các công ty cạnh tranh
    trong ngành. Trong khi Acecook gặp khó khăn trong việc mở rộng và phát triển ngành
    hàng thì đối th ủ cạnh tranh lại ung dung sử dụng nguồn lực mà Acecook đào tạo. Trong
    lâu dài, điều này có thể làm giảm sự cạnh tranh của Acecook trên thị trường thực
    phẩm.
    Thông qua khảo sát của nhóm dành cho 11 người đã nghỉ việc, có 2 nguyên nhân
    dẫn đến sự ra đi của các nhân viên này như tiền lương quá thấp, không cân xứng với
    khối lượng công việc phải làm, hệ thống đánh giá kết quả công việc không hiệu quả.
    Trong đó, tiền lương là vấn đề bức xúc hàng đầu (chiếm tỉ trọng 80%). Chính vì vậy
    trong bài tiểu luận cuối khóa môn Quản Trị Nguồn Nhân Lực, nhóm 16 chọn đề tài
    “Giải pháp tiền lương nhằm giữ chân nhân viên tiềm năng tại phòng nghiên cứu và
    phát triển sản phẩm công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...