Thạc Sĩ Giải pháp thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ của Việt Nam đến 2015 (125 trang)

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực thi chính sách tiền tệ Việt Nam đến 2015 - Thực trạng và giải pháp (Luận văn 125 trang)

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Hơn 20 năm đổi mới và phát triển kinh tế, quá trình thực thi CSTT của Việt Nam đã có nhiều thay đổi căn bản và ngày càng trở nên thích ứng hơn với những mục tiêu điều tiết nền kinh tế, góp phần tích cực cho sự ổn định thị trường tài chính, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay kinh tế trong nước cũng như thế giới ngày càng có nhiều thay đổi khó lường đã khiến cho quá trình xây dựng và thực thi CSTT ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp.

    Đặc biệt, trong những năm gần đây, mặc dù đã góp phần quan trọng trong tiến trình ổn định nền kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng nhưng CSTT ở nước ta vẫn còn bộc lộ không ít những bất cập và hạn chế. Các giải pháp đưa ra còn mang tính tình thế, tạm thời và chưa thật sự linh hoạt, thậm chí còn gây nên những bất ổn. Chẳng hạn, bằng việc liên tục thay đổi các mục tiêu điều hành CSTT NHNN đã góp phần kiềm chế lạm phát nhưng lại gây những tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, thị trường tài chính và cả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Từ chỗ các ngân hàng thiếu vốn nghiêm trọng trong giai đoạn đầu 2008 lại chuyển sang thừa vốn vào những tháng cuối năm 2008, trong khi các doanh nghiệp - đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì lại đối mặt với hàng loạt khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Chính những diễn biến này cho thấy việc sửa đổi, hoàn thiện hơn nữa CSTT là đòi hỏi thực tế khách quan của nền kinh tế. Đó không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của NHNN, của các nhà lãnh đạo mà còn là nhiệm vụ bức thiết đối với mỗi chúng ta - những người nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế chính trị, những người góp tiếng nói của mình vào trong quá trình hoạch định đường lối, chính sách của đất nước. Vì vậy, việc nhận diện rõ ràng và cụ thể các mục tiêu của CSTT nhằm thực thi một CSTT linh hoạt, hữu hiệu, thích nghi tốt với diễn biến thời cuộc là yêu cầu bức thiết đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tới.

    Với ý nghĩa đó, vấn đề “Thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    Trong hơn 20 năm đổi mới kinh tế ở nước ta, những nghiên cứu về CSTT ngày càng thu hút sự quan tâm của các cơ quan chức năng của Chính phủ, của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà quản trị Nhiều công trình đã được công bố, chẳng hạn như:
    * Về sách, có một số cuốn sách đã được phát hành như
    - Nguyễn Võ Ngoạn (1996), Hệ thống công cụ CSTT quốc gia trong nền kinh tế thị trường”, NXB Tài chính.
    - Nguyễn Duệ (chủ biên), Nguyễn Văn Tiến, Tô Kim Ngọc (1999), Đồng tiền chung Châu Âu và CSTT của NHTW Châu Âu, NXB Thống kê
    - Lê Vinh Danh (2005), CSTT và sự điều tiết vĩ mô của NHTW, NXB Tài chính.
    * Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ:
    - Đặng Chí Chơn (1995), NHNN và việc thực thi có hiệu quả CSTT trong cơ chế thị trường Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ kinh tế: 5.02.09 -- TP Hồ Chí Minh.
    - Nguyễn Võ Ngoạn (1995), Hoàn thiện các công cụ của NHNN Việt Nam để thực hiện CSTT quốc gia, Luận án phó tiến sĩ kinh tế: 5.02.09 .
    - Hoàng Xuân Quế (2003), Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của CSTT ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế: 5.02.09.
    - Lê Thị Thanh Hằng (2007), Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế: 60.31.12.
    * Một số bài viết đã được công bố trên các báo, tạp chí:
    - Hoàng Ngọc Hòa (2003), “Những thách thức đối với tài chính - tiền tệ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và phát triển.
    - Hoàng Yến (2004), “Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến CSTT và chính sách thương mại của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 8.
    - Đinh Xuân Hạ (2005), “Đổi mới điều hành CSTT của NHNN trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 8.
    - MU (2005),“Ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến CSTT quốc gia”, Tạp chí Ngân hàng Ngoại Thương, số 5.
    - Nguyễn Thành Trung (2006), “Vai trò CSTT của Việt Nam và những khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 5.
    - Nguyễn Văn Hậu (2008), “Toàn cầu hóa tài chính với CSTT - tín dụng quốc gia”, Thông tin những vấn đề kinh tế chính trị học, Số 18.
    Mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu rất nhiều, rất đa dạng và phong phú, bên cạnh những đóng góp có giá trị cho việc nghiên cứu lý luận hay ứng dụng, thực thi nhưng tiếp cận CSTT trên phương diện kinh tế chính trị thì còn rất hạn chế, thậm chí chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “Thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay” trên phương diện kinh tế chính trị.

    3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

    3.1 Mục đích
    Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực thi CSTT làm cơ sở để phân tích thực trạng thực thi CSTT ở Việt Nam trong trong giai đoạn 2001 - 3/2009. Trên cơ sở những quan điểm và phương hướng đã được xác định, luận văn đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi CSTT ở Việt Nam giai đoạn đến 2015.
    3.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề chính sau:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thực thi CSTT, kinh nghiệm thực thi CSTT của một số nền kinh tế và rút ra một số gợi ý cho Việt Nam.
    - Phân tích thực trạng thực thi CSTT của Việt Nam giai đoạn 2001 - 3/2009.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả CSTT của Việt Nam giai đoạn đến năm 2015.

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


    Trên phương diện kinh tế chính trị, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những quan hệ kinh tế chủ yếu trong quá trình thực thi CSTT của Việt Nam giai đoạn 2001 - 3/2009. Nếu xét theo quy trình thì quá trình thực thi chính sách tiền tệ bao gồm 5 hoạt động cơ bản sau: hoạt động soạn thảo và ban hành CSTT; hoạt động thẩm định, đánh giá CSTT; hoạt động tổ chức thực hiện CSTT; hoạt động chuyên môn của CSTT và hoạt động kiểm soát, giám sát các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, để phù hợp với yêu cầu luận văn chỉ chú trọng tập trung nghiên cứu các hoạt động thực thi chính sách trực tiếp liên quan đến những mục tiêu chủ yếu của CSTT - đó là, đảm bảo cung ứng và điều tiết tổng phương tiện thanh toán; kiểm soát hoạt động tín dụng trong nền kinh tế; kiểm soát ngoại hối và kiểm soát việc tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Và, những công cụ chủ yếu như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung đánh giá những tác động của thực thi CSTT đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến đầu năm 2009

    5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu

    5.1. Cơ sở lý luận
    - Những nguyên lý cơ bản của Kinh tế chính trị Mác - Lênin, các lý thuyết hiện đại về CSTT và thực thi CSTT.
    - Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng của Nhà nước và NHNN cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trong quá trình điều hành và thực thi CSTT.
    - Những cam kết khu vực và quốc tế có liên quan
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng Mácxit, luận văn chú trọng sử dụng các phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác-Lênin: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp phân tích với tổng hợp, so sánh, .

    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


    6.1. Ý nghĩa lý luận

    Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích cơ sở khoa học của việc thực thi CSTT ở Việt Nam.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thực thi CSTT Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 - 3/2009, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi CSTT của Việt Nam giai đoạn đến 2015. Từ đó, luận văn là cơ sở, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, hoạch định và thực thi CSTT nước ta trong giai đoạn đến 2015.

    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương và 8 tiết.

    MỤC LỤC


    [TABLE="width: 603"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ [/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Lý luận cơ bản về thực thi chính sách tiền tệ[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ[/TD]
    [TD]28[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách tiền tệ của một số nền kinh tế[/TD]
    [TD]39[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-3/2009[/TD]
    [TD]43[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và mục tiêu thực thi chính sách tiền tệ của nước ta giai đoạn 2001-3/2009[/TD]
    [TD]43[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Thực trạng thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2001-3/2009[/TD]
    [TD]47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Đánh giá những tác động của việc thực thi chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001-3/2009[/TD]
    [TD]71[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM [/TD]
    [TD]90[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Quan điểm và phương hướng về thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam đến 2015[/TD]
    [TD]90[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ của Việt Nam đến 2015[/TD]
    [TD]95[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]118[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]120[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC[/TD]
    [TD]125[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    1. CNXH : Chủ nghĩa xó hội
    2. CSTT : Chớnh sỏch tiền tệ
    3. NHNN : Ngân hàng Nhà nước
    4. NHTM : Ngân hàng thương mại
    5. NHTW : Ngân hàng Trung ương
    6. NK : Nhập khẩu
    7. TCTD : Tổ chức tớn dụng
    8. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
    9. GNP : Tổng sản phẩm quốc dõn
    10. TĐT : Tốc độ tăng
    11. TT : Tỷ trọng
    12. VNĐ : Việt Nam đồng
    13. WTO : Tổ chức thương mại thế giới
    14. XHCN : Xó hội chủ nghĩa
    15. XK : Xuất khẩu


    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.1:[/TD]
    [TD]Tỷ lệ dự trữ bắt buộc không kỳ hạn và dưới 12 tháng cho các TCTD giai đoạn 2001-2006[/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.2:[/TD]
    [TD]Diễn biến Dự trữ bắt buộc năm 2007-3/2009[/TD]
    [TD]55[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.3:[/TD]
    [TD]Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với NHTM giai đoạn 2002-2006[/TD]
    [TD]55[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.4:[/TD]
    [TD]Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN 2007-2008[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.5:[/TD]
    [TD]Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN năm 2009[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.6:[/TD]
    [TD]Một số hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2001-2007[/TD]
    [TD]59[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.7:[/TD]
    [TD]Tổng vốn đầu tư tính theo giá hiện hành và hiệu quả vốn đầu tư[/TD]
    [TD]75[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.8:[/TD]
    [TD]Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam giai đoạn 2000-2008[/TD]
    [TD]76[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.9:[/TD]
    [TD]Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế theo giá thực tế giai đoạn 2000-2008[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.10:[/TD]
    [TD]Cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế theo giá thực tế giai đoạn 2000-2008[/TD]
    [TD]77[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.11:[/TD]
    [TD]Việc làm và số lượng lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp[/TD]
    [TD]79[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.12:[/TD]
    [TD]Thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2000-2008[/TD]
    [TD]80[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2.13:[/TD]
    [TD]Tình hình xuất - nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2001-2008[/TD]
    [TD]84[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.1:[/TD]
    [TD]Tốc độ tăng trưởng tiền tệ, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-2000[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.2:[/TD]
    [TD]Tỷ lệ tăng vốn huy động và cho vay của các NHTM giai đoạn 2001-2008[/TD]
    [TD]62[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.3:[/TD]
    [TD]Tình hình tăng trưởng, lạm phát và tốc độ tăng cung tiền M2 giai đoạn 2001-2008[/TD]
    [TD]72[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2.4:[/TD]
    [TD]Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá so sánh giai đoạn 2000-2008[/TD]
    [TD]73[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đồ thị 2.1:[/TD]
    [TD]Diễn biến tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán 10 tháng/2008[/TD]
    [TD]63[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đồ thị 2.2:[/TD]
    [TD]Diễn biến lãi suất huy động và cho vay VNĐ năm
    2008-3/2009[/TD]
    [TD]64[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đồ thị 2.3:[/TD]
    [TD]Diễn biến CPI qua 11 tháng 2008[/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sơ đồ 1.1:[/TD]
    [TD]Dây chuyền tác động của lãi suất chiết khấu[/TD]
    [TD]21[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sơ đồ 1.2:[/TD]
    [TD]Chuỗi tác động của NHTW khi mua giấy tờ có giá trên thị trường mở[/TD]
    [TD]23[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...