Thạc Sĩ Giải pháp thực hiện Makerting xuất khẩu tại Việt Nam đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp thực hiện Makerting xuất khẩu tại Việt Nam đến năm 2010
    1
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU. 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MARKETING XUẤT NHẬP KHẨU
    1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA MARKETING XUẤT NHẬP
    KHẨU 4
    1.1.1 Khái niệm về Marketing xuất nhập khẩu. 4
    1.1.2 Vai trò và nội dung của Marketing xuất nhập khẩu. 4
    1.2 CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU. 6
    1.2.1 Môi trường Marketing xuất khẩu vĩ mô trong và ngoài nước. 6
    1.2.2 Môi trường Marketing xuất khẩu vi mô và nội bộ. 7
    1.2.3 Nghiên cứu thị trường thế giới (Researching World Market). 8
    1.2.4 Xác định thị trường xuất khẩu mục tiêu. 12
    1.2.5 Lựa chọn chiến lược xâm nhập thị trường thế giới. 15
    1.2.6 Chiến lược sản phẩm quốc tế (Product strategy). 22
    1.2.7 Chiến lược giá (Price strategy). 26
    1.2.8 Chiến lược phân phối (Distribution strategy). 31
    1.2.9 Chiến lược quảng cáo, cổ động (Ad-promotion). 35
    1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LẠC. 38
    1.3.1 Đặc điểm chung của lạc. 38
    1.3.2 Đặc điểm cung cầu của lạc. 40
    1.3.3 Đặc điểm thị trường lạc của thế giới. 42
    1.3.4 Aûnh hưởng của đặc điểm thị trường lạc. 42
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT
    KHẨU LẠC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
    2.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU LẠC THẾ GIỚI & VIỆT NAM 46
    2.1.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu lạc của thế giới. 46 2
    2.1.2 Thực trạng sản xuất, thu mua xuất khẩu lạc của Việt Nam. 59
    2.2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU LẠC VIỆT NAM 69
    2.2.1 Thực trạng nghiên cứu, chiến lược thâm nhập thị trường và các đối thủ cạnh
    tranh của Việt Nam. 69
    2.2.2 Thực trạng chiến lược sản phẩm lạc xuất khẩu. 84
    2.2.3 Thực trạng chiến lược giá lạc xuất khẩu. 88
    2.2.4 Thực trạng chiến lược phân phối lạc xuất khẩu. 92
    2.2.5 Thực trạng chiến lược quảng cáo, cổ động. 94
    2.3 MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU LẠC
    VIỆT NAM. 96
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 104
    CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT
    KHẨU LẠC ĐẾN NĂM 2010.
    3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU LẠC ĐẾN NĂM 2010. 107
    3.1.1 Quan điểm chỉ đạo việc đưa ra chiến lược và các giải pháp thực hiện: 107
    3.1.2 Dự báo nhu cầu của thị trường trong và thế giới về sản phẩm lạc. 108
    3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT
    KHẨU LẠC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010. 111
    3.2.1 Tạo nguồn nguyên liệu có sản lượng lạc nhiều; nâng cao chất lượng
    sản phẩm lạc xuất khẩu. 113
    3.2.2 Tạo một cơ cấu sản phẩm lạc xuất khẩu hợp lý. 132
    3.2.3 Phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu lạc. 135
    3.2.4 Thực hiện chiến lược sản phẩm theo phân khúc thị trường. 145
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 157
    KẾT LUẬN. 160
    Tài liệu tham khảo. 3
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
    Lạc là cây nông nghiệp ngắn ngày, thích hợp với điều kiện khí hậu, đất
    đai của nước ta. Lạc là cây được trồng xen canh, trên nhiều loại đất (đất bạc
    màu, đất đỏ ba dan, đất đen, đất cát, đất ven biển ) Sản xuất lạc hiệu quả hơn
    một số cây trồng khác ở trong nước và là một lợi thế so sánh của nước ta so với
    nước khác. Vì nước ta là nước nông nghiệp, lực lượng lao động trong nông
    nghiệp đông, siêng năng, cần cù và lạc được trồng ở cả 3 miền của đất nước.
    Cây lạc cho ra nhiều sản phẩm có giá trị như: lạc quả là sản phẩm chính,
    sản phẩm phụ là thân lạc, lá lạc, rễ lạc dùng làm phân bón đất. Từ lạc quả cho
    ra lạc nhân hay còn gọi là lạc hạt, một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
    cho con người. Từ lạc hạt người ta chế biến thành nhiều sản phẩm bổ dưỡng như:
    lạc rang, lạc luộc, dầu lạc, kẹo lạc, bơ lạc, khô lạc Ngoài ra vỏ lạc dùng làm
    thức ăn cho gia súc. Người ta không bỏ bất cứ gì từ cây lạc.
    Vấn đề sản xuất, tiêu thụ lạc (bao gồm lạc vỏ, lạc nhân và dầu lạc )
    trong và ngoài nước từ lâu đã là vấn đề được các cấp lãnh đạo rất quan tâm. Lạc
    là một mặt hàng nông sản đem lại giá trị dinh dưỡng cho con người và lợi ích
    kinh tế cho đất nước. Lạc cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng đứng
    hàng thứ 5 sau gạo, cà phê, tiêu, điều. Hằng năm xuất khẩu lạc đem lại nhiều
    ngoại tệ cho đất nước. Kim ngạch xuất khẩu của lạc cao chiếm 12,5% tổng kim
    ngạch hàng nông sản xuất khẩu của cả nước.
    Cây lạc có nhiều giá trị (dinh dưỡng, kinh tế ) và lợi thế của cây lạc như
    vậy mà xuất khẩu lạc của Việt Nam chưa được phát triển mạnh, số lượng lạc 4
    xuất khẩu chưa nhiều, giá cả còn thấp, hiêäu quả mang lại còn thấp, chưa tương
    xứng với giá trị, lợi ích, lợi thế so sánh của cây lạc và tiềm năng của đất nước.
    Điều đó cho thấy chắc chắn ta còn nhiều mặt yếu xuất phát từ nhiều nguyên
    nhân khác nhau. Trong các nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan từ phía
    lãnh đạo của Nhà nước, các cơ quan Bộ, ngành và chủ quan từ các công ty xuất
    nhập khẩu của Việt Nam Trong các nguyên nhân chủ quan chúng tôi thấy rằng
    các công ty xuất khẩu lạc của ta chưa có những giải pháp hữu hiệu để thực hiện
    chiến lược Marketing xuất khẩu lạc của Việt Nam.
    Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời để góp phần cho việc quản lý
    điều hành của Nhà nước ở tầm vĩ mô cũng như tháo gỡ những khó khăn của các
    doanh nghiệp xuất khẩu lạc Việt Nam nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu lạc
    Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn đưa ra:“Giải pháp thực hiện chiến lược
    Marketing xuất khẩu lạc Việt Nam đến năm 2010”. Đó cũng là tên đề tài của
    luận án. Trong các giải pháp thực hiện chiến lược Marketing xuất khẩu lạc thì
    chúng tôi xin giới hạn ở các giải pháp thực hiện chiến lược sản phẩm và xem
    việc nâng cao chất lượng sản phẩm lạc là quan trọng. Đồng thời hoàn thiện và
    phối hợp với các chiến lược giá, phân phối, quảng cáo-cổ động.
    Luận án có tính khả thi cao, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực
    tiễn áp dụng cho khoa học quản lý kinh tế về ngành lạc.
    2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN ÁN :
    Luận án nhằm mục đích đưa ra các cơ sở lý luận về Marketing xuất nhập
    khẩu để áp dụng cho việc thực hiện chiến lược Marketing xuất khẩu lạc của Việt
    Nam đến năm 2010; nêu ra những mặt mạnh và tồn tại trong việc thực hiện
    chiến lược Marketing xuất khẩu lạc, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục
    nhằm thực hiện thành công chiến lược Marketing xuất khẩu lạc của Việt Nam. 5
    3. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN :
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là các giải pháp thực hiện chiến lược
    Marketing xuất khẩu lạc của doanh nghiệp xuất khẩu lạc Việt Nam. Phạm vi
    giới hạn như sau:
    Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp thực hiện chiến lược Marketing
    xuất khẩu lạc của Việt Nam. Trong đó, chúng tôi chỉ xin giới hạn ở giải pháp thực
    hiện chiến lược sản phẩm lạc xuất khẩu.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN :
    Để hoàn thành tốt luận án và giải quyết trọn vẹn các vấn đề đặt ra. Trước
    hết tôi cố gắng tuân theo tài liệu hướng dẫn viết luận án tiến sĩ, sử dụng phương
    pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tôi cũng dùng phương pháp thống
    kê, dự báo, phân tích, tổng hợp, so sánh Tham khảo các tài liệu như: sách, báo,
    tạp chí chuyên ngành Đồng thời đi sâu vào thực tế sản xuất kinh doanh của các
    công ty và dựa vào kinh nghiệm bản thân để nghiên cứu.
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN :
    Với luận án này, chúng tôi muốn góp phần làm cho các công ty thực hiện
    thành công chiến lược Marketing xuất khẩu của mình nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
    sản phẩm lạc bao gồm cả lạc vỏ, lạc nhân, dầu lạc và các sản phẩm lạc đã qua
    chế biến (lạc chiên sần, lạc chao dầu ); góp phần phát triển ngành trồng lạc và
    ngành công nghiệp chế biến lạc; tạo công ăn việc làm cho người lao động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...