Luận Văn Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    MỤC LỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I . 5
    CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
    I.1. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu. 6
    1.1.1. Định nghĩa xuất khẩu 6
    1.1.2 Vai trò của xuất khẩu 6
    1.1.3. Các hình thức xuất khẩu 7
    1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp 7
    1.1.3.2. Xuất khẩu uỷ thác 8
    1.1.3.3. Tái xuất kh ẩu . 9
    1.1.3.4. Gia công quốc tế 9
    1.1.4. Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 9
    1.1.4.1 Nghiên cứu thị trường nước ngoài 9
    1.1.4.2. Tìm kiếm khách hàng đối tượng giao dịch 9
    1.1.4.3. Đàm phán và kí kết hợp đồng . 11
    1.1.4.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu . 13
    1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh
    nghiệp 13
    1.1.5.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô 13
    1.1.5.2. Các nhân tố môi trường vi mô 14
    I.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam trong mấy năm gần đây 16
    1.2.1 Về thị trường tiêu thụ . 16
    1.2.2Về mặt hàng xuất kh ẩu . 19
    1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của
    Việt Nam . 19
    ii
    1.2.4 Phương hướng phát triển xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới . 21
    CHƯƠNG II 22
    THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ
    TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –F17 . 22
    II.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods –F17. 23
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods -F17. 23
    2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty F17 25
    2.1.2.1. Chức năng 25
    2.1.2.2. Nhiệm vụ . 25
    2.1.3. Nguyên tắc hoạtđộng của công ty 25
    2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại công ty . 26
    2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 26
    2.1.4.2 Tổ chức sản xuất của công ty Nha Trang Seafoods . 30
    2.1.5. Vị trí, vai trò của công ty đối với địa phương và đối với nền kinh tế 32
    2.1.6. Một số vấn đề đặt ra cho cho sự phát triển của công ty trước mắt và lâu dài. 32
    2.1.6.1 Những vấn đề công ty đang gặp phải 32
    2.1.6.2. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới . 33
    2.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Nha
    Trang Seafoods F17 34
    II.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ
    TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY F17 TRONG THỜI GIAN QUA 56
    2.2.1. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
    gian qua . 56
    2.2.1.1. Đánh giá kết quả hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh của công ty 56
    2.2.1.2. Phân tích khả năng sinh lời . 59
    1.2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trong thời gian qua 61
    2.2.2.1 Phân tích tình hình xuất khẩu theo sản lượng, kim ngạch xuất khẩu 61
    2.2.2.2 Phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu . 66
    2.2.2.3 Phân tích cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 70
    iii
    2.2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang thị trường Mỹ tại
    công ty . 74
    2.2.3.1. Khái quát v ề thị trường Mỹ 74
    2.2.3.2. Tình hình xuất kh ẩu vào thị trường Mỹ tại công ty F17 79
    2.2.4. Những kết luận rút ra qua việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ
    sản của Công ty F17 vào thị trường Mỹ 86
    2.2.4.1. Những ưu điểm 86
    2.2.4.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 89
    CHƯƠNG III 92
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ
    TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS –F17 . 92
    1. Giải pháp 1: Giải pháp tăng cường nghiên cứu thị trường Mỹ 94
    2. Giải pháp 2: Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị
    trường Mỹ 96
    3. Giải pháp 3: Nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an
    toàn thực phẩm 99
    4. Giải pháp 4: Đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất kh ẩu hướng về các sản phẩm
    giá trị gia tăng. 104
    KẾT LUẬN . 107
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
    PHỤ LỤC1
    PHỤ LỤC2
    PHỤ LỤC3


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hưởng ứng theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước. Công ty cổ phần
    Nha Trang Seafoods - F17 với chức năng chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy
    sản ra đời và hoạt động. Trong suốt quá trình hoạt động của mình công ty luôn thực
    hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm
    và tăng ngân sách cho nhà nước.
    Để luôn giữ vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện
    nayđòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng trong việc đáp ứng nhu cầu
    người tiêu dùng, mở rộng qui mô sản xuất. Đối với doanh nghiệp mà doanh thu chủ
    yếu là xuất khẩu thì việc giải quyết nhu cầu thị trường, tìm hiểu và mở rộng thị trường,
    đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là chiến lược luôn được đặt lên hàng đầu.
    Mỹ là một trong những thị trường tiềm năng, nhu cầu tiêu dùng lớn nhưng đồng thời là
    thị tr ường khó tính nhất, có những đòi hỏi khắt khe trong chất lượng sản phẩm cũng
    như về mức độ an toàn, vệ sinh thực phẩm Vì vậy làm thế nào để chinh phục thị
    trường Mỹ và ngày càng mở rộng, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này đang là thách
    thức lớn đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản nói chung và Công ty cổ phần Nha
    Trang Seafoods - F17 nói riêng.
    Đặc biệt, trong năm 2009 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức.
    Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đặc biệt là nền kinh
    tế Mỹ đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường
    xuất khẩu. Trong khi Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản chính của
    Việt Nam. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩuvào thị trường này đứng thứ3 trong tổng số
    các thị trường nhập khẩu thủy sản củaViệt Nam. B ước sang 2010 nền kinh tế thế giới
    nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng đang dần phục hồi. Thể hiện mức tăng trưởng
    trong kim ngạch xuất kh ẩucủa cả nước vào thị trường Mỹ tăng trong năm 2010nhưng
    kim ngạch xuấtkhẩu tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 thì ngược lại kim
    ngạch xuất khẩulạ i giảm mạnh.
    2
    Bảng1: So sánh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công tycổ phần Nha
    Trang Seafoods - F17và của cả nước giai đoạn 2008-2010.
    ĐVT: tỷ USD
    Chênh lệch
    2009/2008
    Chênh lệch
    2010/2009
    Chỉ tiêu 2008 2009 2010 +/-Tỉ lệ
    (%) +/-Tỉ lệ
    (%)
    Cả nước 0,76 0,71 0,972 -0,05 -6,579 0,262 36,901
    Công ty 0,339 0,337 0,306 -0,002 -0,590 -0,031 -9,199
    Biểu đồ 1: So sánh KNXKsang thị trường Mỹ của Công ty F17 và cả nước
    Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao có sựgiảm sút này cũng nhưđưa ra giải pháp góp
    phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ đầy tiềm năng. Em mạnh dạn thực
    hiện đề tài : “ Giải pháp thúcđẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ tại công
    ty c ổ phần Nha Trang Seafoods - F17”. Hi vọng sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên và góp
    phần nhỏ trong việc giúp công ty khôi phục lại thị phần của mình trên thị trường Mỹ.
    2. Mục đích nghiên cứu
    0,76
    0,972
    0,71
    0,339
    0,337
    0,306
    0
    0,1
    0,2
    0,3
    0,4
    0,5
    0,6
    0,7
    0,8
    0,9
    1
    2008 2009 2010
    KNXK (tỷ USD)
    Cả nướ c
    Công ty
    3
    - Hệ thống hóa cơ sở lý lu ận chung về hoạt động xuất khẩu
    - Đánh giá thực trạng về hoạt đ ộng xuất khẩu tại doanh nghiệp để từ đó tìm ra tồn
    tại và nguyên nhân của những tồn tại đ ó.
    - Tìm giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty. Thông tin tư liệu
    dùng nghiên cứu, phân tíchchủ yếu trong giai đoạn 2008-2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn đã sử dụng phương pháp duy vật biện
    chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng trong môi trường thực tế,
    hiện tại và kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, điều tra,
    tổng hợp, hệ thống, . để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của
    đề tài.
    5. Đóng góp của đề tài
    Đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt đ ộng xuất khẩu vào thị
    trường Mỹ của công ty.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn bao gồm ba chương như sau:
    Chương I:Cơ sở lý luậnchung về hoạt động xuất kh ẩu.
    Chương II:Thực trạng về hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ của Công
    ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17.
    Chương III:Một số giảipháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ tạ i
    Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17.
    Trong quá trình thực tập, với sự cho phép củaban lã nh đạoCông ty, với sự hướng
    dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong Công ty cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình
    của các thầy cô giáo bộ môn trong ngành KTTS và đặc biệt là Cô Phan Thị Xuân
    Hương đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệpnày.


    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN
    6
    I.1. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.
    1.1.1. Định nghĩa xuất khẩu
    Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia nhất định ra
    ngoàiquốc gia đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Xuất khẩu phản ánh mối quan
    hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Hình
    thức kinh doanh xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của một
    quốc gia. Nó là “chiếc chìa khoá” m ở ra những giao dịch kinh tế cho quốc gia gia đó
    đồng thời tạo ra nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho quốc gia khi tham gia vào kinh doanh
    quốc tế. Thực chất xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các chủ thể
    có quốc tịch khác nhau. Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh
    quốc tế cơ bản của doanh nghiệp
    1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
    - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy
    móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu,
    đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại
    tệ, xuất khẩu lao động
    - Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển:
    Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động
    làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh
    doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường
    tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Vì có nhi ều thị trường=>Phân
    tán rủi ro do cạnh tranh. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào
    cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất
    khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách
    thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất.
    - Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làmvà cải thiện đời sống người dân:
    Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm
    7
    tăng tiêu dùng nội địa->nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất khẩu gia tăng
    sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong
    ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu ->Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
    - Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước
    ta:Chúng ta thấy rõ xuất kh ẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ
    thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Ví dụ
    như: xuất kh ẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu
    tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại trên tạo tiền
    đề cho mở rộng xuất khẩu.
    Tóm lạ i: Đẩy mạnh xuất kh ẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọ ng để
    phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
    1.1.3. Các hình thức xuất khẩu
    1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
    Khái niệm trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanh
    nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước
    ngoài thông qua các tổ chức củamình.
    Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại
    không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:
    - Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước.
    - Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng
    với đơn vị bạn.
    Phương thức này có một số ưu điểm là: Thông qua đàm phán thảo luận trực tiếp dễ
    dàng đi đến thống nhất và ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc do đó:
    - Giảm được chi phí trung gian do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    - Có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp.
    - Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của mình.
    Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì phương thức này còn bộc lộ một số
    những nhược điểm như:
    8
    - Dễ xảy ra rủi ro
    - Nếu như không có cán bộ xuất nhập khẩucó đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham
    gia ký kết hợp đồng ở một thị trường mới hay mắc phải sai lầm gây bất lợi cho mình.
    - Khối lượng hàng hoá khi tham giagiao dịch thường phải lớn thì mới có thể bù
    đắp được chi phí trong việc giao dịch.
    Như khi tham gia xuất khẩu trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc:Nghiên cứu
    hiểu kỹ về bạn hàng, loại hàng hoá định mua bán, các điềukiện giao dịch đưa ra trao
    đổi, cần phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của công việc. Lựa chọn người có đủ
    năng lực tham gia giao dịch, cần nhắc khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết để công
    việc giao dịch có hiệu quả.
    1.1.3.2. Xuất khẩu uỷ thác
    Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩuđóng vai trò là người
    trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm
    các thủ tục cần thiết để xuất khẩu và qua đó được hưởng một số tiền nhất định gọi là
    phí uỷ thác.
    Hình thức này bao gồm các bước sau:
    - Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
    - Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngoài.
    - Nhận phí ủythác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
    Ưu điểm của phương thức này:
    - Những người nhận uỷ thác hiểu rõ tình hình thị trường pháp luật và tập quán địa
    phương, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán .
    - Đối với người nhận uỷ thác là không cần bỏ vốn vào kinh doanh tạo ra công ăn
    việc làm cho nhân viên đồng thời cũng thu đượcmột khoản tiền đáng kể.
    Tuy nhiên, việc sử dụng trung gian bên cạnh mặt tích cực như đã nói ở trên còn có
    những hạnchế đáng kể như :


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tạp chí thương mại Thủy sản, Trung tâm Thông tin Khoa học kĩ thuật và
    Kinh tế Thủy sản thực hiện, các số 125-5/ 2010 và 126-6/2010.
    2. GS.TS. Võ Thanh Thu (2006), Kĩ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Lao
    Động-Xã Hội, TP.HCM.
    3. TS. Đỗ Thị Thanh Vinh (2007), Bài giảng nghiệp vụ ngoại thương , ĐHNT.
    4. Th.S Bùi Bích Xuân (2010), Bài giảng phân tích kết quả hoạt động kinh
    doanh,ĐHNT.
    5. TS. Dương Trí Thảo (2008), Giáo trình Kinh tế, tổ chức và quản lý ngành
    Thủy sản, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
    6. Jame L. Anderson, Thương mại Thủy sản quốc tế, bản dịch tiếng Việt của Võ
    Văn Diễn (2006), ĐHNT.
    7. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội.
    8. Một số trang Web chuyên ngành:
    - vietfish.org/ ./my-nhap-khau-tom-trong-nam-2
    - www.vasep.com.vn/ ./08ED6A4CBC66F82B472577D800330366
    - vietfish.org/ ./xuat-khau-thuy-san-sang-eu-thanh-tuu -va-nhung-bien-dongmoi
    - www.thuysanvietnam.com.vn/ ./426
    - www.xuatnhapkhauvietnam.com/usda-se-thanh-tra-thuy-san-nuoi
    - www.baocongthuong.com.vn/p0c192s193n4688
    - www.agro.gov.vn
    - www.fao.org/countryprofiles
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...