Luận Văn Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    1- Tính cấp thiết của đề tài

    Xuất khẩu hàng hoá là cụm từ được nhắc đến nhiều trong tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào quỹ đạo của kinh tế thế giới. Xuất khẩu đạt được sự vượt trội cả về tốc độ tăng (trên 19%), cả về tỷ lệ so với GDP (52,6%), cả về cơ cấu mặt hàng, về thị trường, về gia ' Nhất là đối với mặt hàng dệt may, việc mở rộng thị trường mới và ổn định thị trường truyền thống đã tạo đà phát triển cho hàng dệt may tăng trưởng về số lượng, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đưa kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may tăng trưởng không ngừng trong những năm qua và tạo đà cho sự phát triển vượt bậc trong những năm tới Nhưng làm sao cho ngành dệt may phát triển bền vững, cạnh tranh được với những mặt hàng cùng loại ở trong nước và quốc tế cả về giá, chất lượng, mẫu mã ? Làm sao giữ cho được vị trí mũi nhọn trong cơ cấu xuất khẩu của nước nhà?. Điều đó đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải có những bước đi phù hợp, những chiến lược, những giải pháp cụ thể. Một trong những giải pháp đó là “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc te”^' sẽ được đề cập trong Đề án thương mại quốc tế này.

    2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đề án có đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng hoá, mà cụ thể là đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đó có những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

    3- Phương pháp nghiên cứu

    Đề án sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê để nghiên cứu.

    4- Kết cấu nội dung

    Đề án gồm 3 phần chính được thể hiện thành 3 chương:

    Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế.

    Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm gần đây.

    Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế







    Chương I: lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế.

    I. Sự cần thiết và vai trò của việc xuất khẩu hàng hoá trong xu hướng tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

    1. Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

    Hoạt động xuất khẩu là một trong hai nội dung cốt lõi và hết sức quan trọng của thương mại quốc tế. Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thể hiện ở những điểm sau:

    *Xuất khẩu thúc đẩy phân công lao động và hợp tác quốc tế, tạo điều kiện mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng.

    Việt Nam được xem là một đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nguồn lao động dồi dào. Song đó mới chỉ là khả năng. Tính hiện thực của nó lại được quyết định ở việc khai thác và tận dụng các nguồn lực đó một cách hợp lý. Xuất khẩu là một giải pháp tạo điều kiện khai thác triệt để lợi thế so sánh và các tiềm năng kinh tế, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá ở nước ngoài để thu ngoại tệ. Từ đó mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất và tăng nhanh khả năng tiêu dùng của một quốc gia, tạo điều kiện để nền kinh tế quốc dân có thể sản xuất với quy mô lớn trên cơ sở chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế. Nhờ sản xuất với quy mô lớn nên có thể tạo thuận lợi cho đầu tư, cho việc hiện đại hoá kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, qua đó tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

    Trong quá trình xúc tiến hoạt động xuất khẩu, việc lựa chọn bạn hàng, lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp sẽ đem lại hiệu suất sinh lợi cao, đem lại khả năng thành công lớn. Chính vì vậy, việc gìn giữ các khách hàng truyền thống kết hợp với việc tăng cường mở rộng thị trường mới là yếu tố quan trọng để tăng nguồn thu, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu suất tích luỹ nội lực.

    * Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Nguồn vốn để nhập khẩu được hình thành từ các nguồn: Đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động xuất khẩu lao động, dịch vụ ngoại te ^. Các nguồn vốn này rất quan trọng nhưng bằng cách này hay cách khác cũng phải thanh toán. Do đó, nguồn ngoại tệ thu về từ việc xuất khẩu hàng hoá là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ vốn cho nền kinh tế quốc dân.

    * Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.

    Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành khác phát triển theo. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng và làm tăng giá trị hàng hoá. Muốn có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để có những sản phẩm độc đáo, đa dạng, chất lượng tốt, không những cạnh tranh về giá mà còn về chất của sản phẩm. Những sản phẩm thô dần được cải thiện và thay thế. Những sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn luôn được các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn được giữ vững như gạo, điều, cà phe ^ nhưng cũng dần được chế biến, từ đó làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển. Bên cạnh việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản thì thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp đã đi tiên phong trong việc tìm thị trường mới cho những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao có khả năng thu ngoại tệ lớn. Từ đó đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề.

    * Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm.

    Những tác động tích cực của hoạt động xuất khẩu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề đã có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người lao động do giá trị sức lao động được tăng lên. Việc ra đời nhiều doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động đến làm việc và có thu nhập cao hơn. Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao vừa tạo ra lượng hàng hoá tinh chế và tái chế làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, vừa tạo cho người lao động làm quen với tác phong công nghiệp và giải quyết việc làm thường xuyên cho người lao động. Đặc biệt là việc xuất khẩu lao động đã và đang mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động.

    *Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.

    Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và khả năng hội nhập của quốc gia vào thị trường quốc tế. Xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc te ^', tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tác động trở lại, làm cho hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ, góp phần tăng trưởng GDP.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...