Luận Văn Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM 2008-2011
    I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM:
    Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của Tổ chức Thương mại thế giới WTO . Từ 2005, ngành dệt may Việt Nam đã được EU và Canada xoá bỏ chế độ hạn ngạch khi xuất khẩu vào những thị trường này, nhưng vẫn bị bó buộc bởi cơ chế hạn ngạch khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Khi chính thức trở thành thành viên WTO, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tốt để phát triển. Các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng mà không lo về hạn ngạch tại bất kỳ thị trường nào. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.
    Tính đến cuối năm 2007, riêng ngành dệt may Việt Nam có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp với trên 2 triệu lao động. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 7,8 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2004 và xếp thứ 9 trong các nước xuất khẩu ngành hàng may mặc trên thế giới.
    Trong 11 tháng đầu năm 2008, Ngành dệt, may Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu là 8,287941 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 7,440365 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ là 4,665010 tỷ USD (chiếm 56,29%); sang Nhật Bản là 740,924 triệu USD (chiếm 8,94%) và sang Đức là 351,937 triệu USD (chiếm 4,25%). Kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ thị trường Trung quốc là 1,875059 tỷ USD (chiếm 25,20%); từ Asean 525,065 triệu USD (chiếm 7,06%) và từ Nhật Bản là 444,444 triệu USD (chiếm 5,97%).
    Nhưng đến năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mà dệt may Việt Nam đã có những ảnh hưởng không nhỏ. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2009 đạt 881,13 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả năm 2009 lên gần 9,07 tỷ USD (giảm nhẹ 0,6% so năm 2008). Thị trường Hoa Kỳ, Nhật bản vẫn là thị trường chủ đạo cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu tháng 12 là 490,4 triệu USD, cả năm đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 55,1% tổng kim ngạch; đứng thứ 2 là kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tháng 12 đạt gần 96 triệu USD, tính chung cả năm đạt 954,1 triệu USD, chiếm 10,52%.


    CHƯƠNG II
    CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM
    2.1 Cơ hội và thách thức:
    2.1.1 Cơ hội:
    Theo thống kê của Tổng cục thống kê, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sang một số thị trường đang giảm, thị phần của Trung Quốc đang bị thu hẹp, tạo cơ hội cho các sản phẩm dệt may đến từ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Có thể nói đây là cơ hội tốt cho việc xuất khẩu dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
    Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong thời kỳ hiện nay. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển.
    Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v).
    Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới. Hơn nữa, bản thân thị trường nội địa có dân số 84 triệu dân với mức sống ngày càng được nâng cao thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nhân.
    Trong chiến lược phát triển ngành dệt may của Việt Nam, Chính phủ đã có định hướng phát triển các lĩnh vực phụ trợ, phát triển các nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành may. Những kế hoạch này nếu thực hiện tốt sẽ giúp cung cấp những nguyên liệu có chất lượng cao, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu vốn đang là vấn đề lớn của ngành may xuất khẩu hiện nay. Khi đó, các doanh nghiệp may trong nước sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam cũng rất lớn. Với thị trường EU, triển vọng tăng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất lớn khi các doanh nghiệp Việt Nam thoả mãn được những yêu cầu về môi trường của thị trường này. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
    Nếu biết tận dụng tốt những cơ hội cũng như có sự chuẩn bị phù hợp và đúng hướng thì trong tương lai, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể đạt được những kết quả phát triển ấn tượng.

    CHƯƠNG III
    GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG

    III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG:
    3.1 Nhóm giải pháp từ phía nhà nước:
    Để thúc đẩy xuất khẩu dệt may việt Nam thì nhà nước càn có các giải pháp sau đây:
    3.1.1 Phát triển nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:
    Một điểm bất lợi cho dệt may Việt Nam là không có sẵn nguồn nguyên phụ liệu. Theo thống kê, hàng năm dệt may Việt Nam phải nhập 70% Nguyên phụ liệu dệt may để phục vụ cho sản xuất dệt may xuất khẩu. Chính vì phải nhập khẩu quá lớn nên giá thành sẽ bị đẩy lên cao, so với Trung Quốc, giá thành sản phẩm cùng loại của ta đắt hơn từ 20-30%. Thêm nữa, do việc nhập khẩu là quá lớn nên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu sức ép của các nhà cung cấp nguyên phụ liệu và gặp khó khăn khi thực hiện những đơn giá đặt hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...