Luận Văn Giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo côn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 15/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nền kinh tế nước ta cũng đã trải qua
    những chặng đường nguy nan và nhiều năm khủng hoảng. Giáo dục và đào tạo luôn gắn
    với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, có lúc thuận chiều và có lúc cũng không. Có
    giai đoạn kinh tế khó khăn, đất nước chiến tranh nhưng giáo dục và đào tạo vẫn phát triển
    cả về quy mô và chất lượng như thời kỳ 1960 - 1964 (trong hoàn cảnh hòa bình) và thời kỳ
    1964 - 1972 (trong điều kiện chiến tranh).
    Thời kỳ 1977 - 1985, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, tài chính thâm hụt, nợ nước
    ngoài đến kỳ phải trả, lạm phát tăng nhanh, đỉnh cao là 774,4% vào đầu năm 1986. Giáo
    dục và Đào tạo theo đó cũng xuống dốc, một bộ phận giáo viên bỏ trường ra ngoài vì đời
    sống quá khó khăn.
    Công cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng và Nhà nước đã đưa nước ta thoát ra khỏi
    khủng hoảng, kinh tế phát triển, giáo dục và đào tạo cũng phát triển theo dòng thác đổi
    mới.
    Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế,
    xuyên suốt các nghị quyết của Đảng, đặc biệt từ Đại hội VII đến nay, Đảng và Nhà nước ta
    coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đầu tư
    cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
    bồi dưỡng nhân tài; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; giáo dục phải gắn với
    sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đa dạng hoá các hình
    thức đào tạo; xã hội hoá giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục là những nguyên
    lý cơ bản về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
    quốc tế.
    Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại hình trường khác nhau, trong đó loại hình trường
    công lập luôn giữ vai trò nòng cốt. Cùng với quá trình cải cách nền hành chính nhà nước
    trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc đổi mới
    phương thức hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập là
    giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội,
    đảm bảo chất lượng dịch vụ đào tạo.




    Với chủ trương cải cách hành chính, Chính phủ đã phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa
    các cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp. Mục đích của việc phân định này nhằm xã
    hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để
    phát triển các hoạt động sự nghiệp từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Để
    thực hiện mục đích này, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản
    hướng dẫn thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp đào tạo
    công lập trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực
    tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung
    cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội nhằm tăng nguồn thu, từng bước giải quyết thu
    nhập cho người lao động.
    Luật Giáo dục 2005, Điều lệ nhà trường đã xác định quyền tự chủ, tự chịu trách
    nhiệm của các cơ sở đào tạo công lập. Tiếp theo đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã
    được ban hành nhằm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp đào
    tạo công lập. Văn bản được ban hành mới nhất và đang có hiệu lực là Nghị định
    43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu
    trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
    sự nghiệp công lập.
    Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
    máy, biên chế và tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo
    công lập không ngừng tìm kiếm biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu,
    chi tiêu tiết kiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
    Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ
    sở đào tạo công lập còn gặp phải một số vướng mắc nảy sinh làm hạn chế đến kết quả thực
    hiện. Đây là bài toán tương đối nan giải trong điều kiện thị trường luôn biến động; mặt
    khác, do đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập còn lúng túng khi sử dụng quyền được trao vì các
    đơn vị này quen cơ chế xin-cho mà chưa quen việc tự quyết định. Thêm vào đó là việc xây
    dựng quy chế chi tiêu nội bộ sao cho đúng, đủ, chống lãng phí khi chưa ban hành văn bản quy
    định đủ các tiêu chuẩn, định mức. Hơn nữa trong thực tế, rất nhiều thủ trưởng đơn vị sự
    nghiệp đào tạo công lập e ngại việc mở rộng hoạt động tài chính khác như việc huy động vốn
    góp hoặc vay tín dụng, vì sợ trách nhiệm.




    Để nền giáo dục nước ta nói chung, và giáo dục đào tạo đại học nói riêng có những
    bước đột phá, tiến kịp với nền giáo dục các nước tiên tiến, thì các cơ quan quản lý nhà
    nước cùng với các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập cần phối hợp chặt chẽ trong việc trao
    và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhưng không làm mất đi quyền lực thực
    thụ của cấp quản lý.
    Từ khi Nhà nước ban hành các văn bản thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
    trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nhiều lãnh đạo các trường, các nhà giáo, nhà nghiên
    cứu quản lý giáo dục đã có những tranh luận, ý kiến về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm
    của các cơ sở giáo dục công lập, nhất là các cơ sở giáo dục đại học công lập. Tuy nhiên,
    chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá, phân tích một cách toàn diện về
    vấn đề này, đặc biệt là việc triển khai có hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối
    với các cơ sở giáo dục đại học.
    Vì vậy, Đề tài luận văn tốt nghiệp cao học quản lý công: “Giải pháp thúc đẩy triển
    khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập (qua
    thực tiễn một số cơ sở đào tạo đại học công lập” sẽ nghiên cứu đề xuất những biện pháp
    thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, đặc biệt là các cơ sở đào tạo đại học công
    lập triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách có hiệu quả nhằm
    cung lập nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá đất nước.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở pháp lý của Nhà nước về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
    cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, cùng với việc phân tích phương thức hoạt
    động, quản lý của các trường đào tạo đại học công lập, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp
    thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, đặc biệt là các cơ sở đào tạo đại học
    công lập triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực xã hội.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu
    trách nhiệm ở các cơ sở đào tạo đại học công lập - một lĩnh vực cung cấp nguồn nhân lực
    có trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cao cho xã hội.




    Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề cơ bản của quản lý nhà
    nước (phương thức hoạt động, quản lý) trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhân sự và
    tài chính ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ sau:
    - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn
    vị sự nghiệp đào tạo công lập.
    - Nghiên cứu thực trạng triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở
    đào tạo đại học công lập (qua thực tiễn ở một số trường đại học công lập).
    - Đề xuất giải pháp thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế
    tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
    Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong
    việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhân sự và tài
    chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập.
    Các phương pháp cụ thể được sử dụng: phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện
    chứng; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp đối chiếu
    6. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc
    thành 3 chương, 12 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...