Luận Văn Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng
    Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển. Hoạt động huy động vốn đa dạng và phong phú, với nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn từ trong dân. Đem đến nhiều thuận tiện cho Ngân hàng trong việc sử dụng vốn được chủ động hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn còn nhiều hạn chế về quy mô và sự tín nhiệm của khách hàng, do Ngân hàng mới đi vào hoạt động nên sản phẩm huy động chủ yếu là các loại tiền gửi truyền thống. Ngân hàng đã nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới phù hợp với từng đối tượng và không ngừng cải thiện công tác huy động, thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng tỷ trọng huy động vốn.
    2. Phương pháp thực hiện
    Sử dụng phương pháp phân tích: So sánh số liệu giữa kỳ sau với kỳ trước, so sánh tương đối và tuyệt đối các chỉ tiêu. Qua đó, nhận xét, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các hoạt động, đưa ra các giải pháp hữu hiệu, phát huy nhân tố tích cực nâng cao chất lượng huy động vốn cũng như khôi phục lại các nhân tố còn hạn chế, từng bước hoàn thiện và phát triển hơn công tác huy động vốn của Ngân hàng
    3. Các giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn
    Xuất phát từ thực tế, từ những kết quả đạt được cũng như chưa đạt được của Ngân hàng, đưa ra một số giải pháp chủ yếu:
    -
    Đáp ứng nhu cầu, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng, tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài.
    -
    Chính sách thu hút, lôi kéo khách hàng mới đến với ABBANK- Long Xuyên
    -
    Thông tin về các lợi thế và các chương trình của đối thủ cạnh tranh
    -
    Chính sách quảng bá thương hiệu
    -
    Phong cách nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên
    -
    Cải thiện quy trình thủ tục, thuận tiện cho khách hàng
    -
    Mở rộng quy mô hoạt động

    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH
    Ý nghĩa về biểu tượng
    o
    Hình thể đường nét:
    -
    Chữ mạnh mẽ, đậm nét tạo sự vững vàng, sự kết hợp giữa các chữ cái trong logo tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó chặt chẽ lâu dài giữa ABBANK và khách hàng, đối tác. Những đường thẳng chạy luồn bên trong tượng trưng cho sự lưu thông không ngừng của các hoạt động Ngân hàng.
    -
    Dấu mũi tên ở cuối logo tượng trưng cho sức hút tài chính mạnh mẽ của ABBANK, ngoài ra nó còn tượng trưng cho sự bảo mật, an toàn. Ngược lại, phần mở rộng của mũi tên hàm ý sự phát triển ngày càng xa hơn của ABBANK.
    o
    Màu sắc
    -
    Màu chính là 2 màu xanh ngọc và cam đậm, đây là những màu tượng trưng cho sự mới mẻ, vươn lên, hoàn toàn thích hợp cho sự chuyển đổi sang giai đoạn mới của ABBANK.
    -
    Màu xanh ngọc tượng trưng cho dòng chảy(nước) luôn lưu thông cũng như sự lưu thông của hoạt động Ngân hàng.
    Màu cam đậm với tỷ lệ nhỏ vừa tạo điểm nhấn vừa mang ý nghĩa đột phá, tâm huyết của toàn thể đội ngũ nhân viên ABBANK.

    MỤC LỤC
    Trang
    Chương 1.GIỚI THIỆU 1
    1.1 Cơ sở hình thành .1
    1.2 Mục tiêu và phạm vi .1
    1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
    1.4 Ý nghĩa 2
    Chương 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT .3
    2.1 Ngân hàng thuơng mại và hoạt động của Ngân hàng thương mại 3
    2.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại .3
    2.1.2 Sự ra đời và phát triển của NHTM .3
    2.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại 3
    2.1.4 Chức năng của Ngân hàng thương mại 4
    2.2 Vốn trong kinh doanh Ngân hàng .4
    2.2.1 Khái niệm vốn 4
    2.2.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM .5
    2.3 Huy động vốn của NHTM 5
    2.3.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 6
    2.3.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM .6
    2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng .7
    2.4.1 Vốn huy động / Tổng tài sản 7
    2.4.2 Tỷ trọng từng loại vốn trên tổng vốn huy động 8
    2.4.3 Dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động 8
    2.4.4 Hệ số thanh khoản 8
    2.4.5 Đánh giá tình hình hiệu quả .9
    Chương 3.GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH .10
    3.1 Giới thiệu tổng quát 10
    3.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình .10
    3.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên 11
    3.1.3 Sản phẩm dịch vụ chính .13
    3.2 Hoạt động kinh doanh ABBANK Long Xuyên 13
    3.3 Định hướng phát triển năm 2009 14
    Chương 4.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI ABBANK- LONG XUYÊN 15
    4.1 Phân tích hoạt động kinh doanh ABBANK- Long Xuyên .15
    4.1.1 Phân tích khoản mục doanh thu .15
    4.1.2 Phân tích khoản mục chi phí 17
    4.1.3 Phân tích khoản mục lợi nhuận 19
    4.2 Hoạt động huy động vốn tại ABBANK- Long Xuyên .21
    4.2.1 Cơ cấu nguồn vốn .21
    4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn .26
    4.3 Giới thiệu một số sản phẩm tiền gửi mới tại Ngân hàng TMCP An Bình 38
    4.3.1 Tiết kiệm thực gửi 38
    4.3.2 Tiết kiệm đúng nghĩa – Bảo hiểm trọn đời .38
    4.3.3 Tiết kiệm với khuyết mãi hầp dẫn cho khách hàng 50 tuổi trở lên 39
    4.3.4 Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một ngày .39
    4.3.5 Tiền gửi ký quỹ 40
    4.3.6 Tài khoản tìền gửi doanh nghiệp có kỳ hạn lãnh lãi trước .40
    4.4 Đánh giá hoạt động huy động vốn 41
    4.4.1 Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn .41
    4.4.2 Chỉ tiêu vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động .43
    4.4.3 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động .44
    4.4.4 Hệ số thanh khoản 46
    4.4.5 Chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập .47
    Chương 5.ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN .49
    5.1 Đánh giá ưu điểm và những hạn chế trong công tác huy động vốn 49
    5.1.1 Ưu điểm 49
    5.1.2 Hạn chế .50
    5.2 Một số giả pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại ABBANK- Long Xuyên .51
    Chương 6.KẾT LUẬN .56
    6.1 Kết Luận 56
    6.2 Kiến nghị .56
    Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng HĐV tại ABBANK - LX GVHD: Ths.Bùi Văn Đạo
    SVTH: Lưu Thị Kiều Lựu Trang1
    Chương 1
    . GIỚI THIỆU
    1.1
    Cơ sở hình thành
    Việc cạnh tranh đồng loạt tăng giảm lãi suất huy động giữa các Ngân hàng làm cho tốc độ huy động vốn của hệ thống giao động mạnh trong năm 2008. Đây là vấn đề cần quan tâm, vì huy động vốn là một trong 3 lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng thương mại, mang lại nguồn vốn để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác.
    Cùng với ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các Ngân hàng thương mại lại phải đương đầu với những thách thức mới nhưng Ngân hàng An Bình đã từng bước vượt qua khó khăn hoàn thành kế hoạch kinh doanh của mình. Ngân hàng An Bình đã có những nổ lực mới và sẵn sàng đón nhận các cơ hội ở phía trước, hoạt động Ngân hàng đang mở rộng, nhu cầu tín dụng năng cao vì thế yêu cầu về nguồn vốn trong giai đoạn này là cần thiết, và phải được quan tâm đúng mức. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên mới bước đầu đi vào hoạt còn rất non trẻ đã làm gì để thu hút được nguồn vốn tiếp tục các hoạt động khác của mình để duy trì và phát triển trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt, có thể đương đầu cùng các Ngân hàng lớn khác trong khu vực.
    Trước sự cạnh tranh gây gắt của thị trường, để có thể tồn tại và phát triển thì Ngân hàng An Bình Long Xuyên cần xác định rõ phương hướng hoạt động, chủ động tạo lập nguồn vốn, có biện pháp sử dụng hiệu quả các điều kiện sẵn có và những cơ hội trong kinh doanh, đồng thời có chính sách hợp lý để có thể tiếp nhận những thách thức mới và từ đó đưa ra những chiến lược huy động vốn hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hoạt động cho Ngân hàng An Bình Long Xuyên.
    Trong năm 2008 tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều bước phát triển mới. Tốc độ tăng GDP trên 14 %, GDP bình quân đầu người trên 14.000 triệu/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 751 triệu USD, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 36.000 tỷ, tạo điều kiện cho sự phát triển các hoạt động của Ngân hàng. Để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng thì Ngân hàng An Bình Long Xuyên phải đưa ra nhiều giải pháp để quản lý nguồn vốn tốt hơn.
    Với những lý do đó, cùng những kiến thức tích lũy trong quá trình học tập từ trường lớp và thực tiễn em chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên” để tìm hiểu, nhận thức tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn và đưa ra giải pháp năng cao chất lượng cho hoạt động huy động , thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ cá nhân và doanh nghiệp.
    1.2
    Mục tiêu và phạm vi
    ã
    Mục tiêu nghiên cứu
    Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thông qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng và các chỉ số: vốn huy động trên tổng nguồn vốn và các loại hình tiền gửi trên vốn huy động và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn.
    Tìm hiểu, nhận xét, đánh giá một số sản phẩm huy động vốn để duy trì và phát huy những mặt mạnh cũng như khắc phục những hạn chế để hoạt động này có hiệu quả hơn.
    Từ việc phân tích, nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn. Đề xuất các biên pháp thu hút nguồn vốn để năng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.
    Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng HĐV tại ABBANK - LX GVHD: Ths.Bùi Văn Đạo
    SVTH: Lưu Thị Kiều Lựu Trang2
    ã
    Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung phân tích tình hình huy động vốn tại ABBANK - Long Xuyên trong 3 kỳ: 6 tháng cuối năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 và 6 tháng cuối năm 2008.
    1.3
    Phương pháp nghiên cứu
    ã
    Thu thập dữ liệu sơ cấp: tham khảo ý kiến cán bộ hướng dẫn thực tập.
    ã
    Thu thập dữ liệu thứ cấp: Để đạt được mục tiêu đề ra bằng phương pháp thống kê, liệt kê từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 kỳ: 6 tháng cuối năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 và 6 tháng cuối năm 2008 tại ABBANK- Long Xuyên, đồng thời kết hợp với các dữ liệu trên Internet, sách tham khảo, về hoạt động huy động vốn.
    ã
    Phân tích nghiệp vụ huy động vốn bằng phương pháp thống kê, so sánh thời kỳ, so sánh tương đối và tuyệt đối các loại tiền gửi và các chỉ tiêu: đánh giá khả năng huy động vốn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động và chỉ tiêu tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động để phân tích, đánh giá nghiệp vụ huy động vốn và biểu đồ hình cầu, hình cột, so sánh các yếu tố cần phân tích.
    1.4
    Ý nghĩa
    Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng quyết định các hoạt động khác của Ngân hàng. Qua phân tích Ngân hàng có thể nhận xét, đánh giá được tầm quan trọng của huy động vốn và đưa ra các biện pháp, chính sách thu hút lượng vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, khách hàng doanh nghiệp và cá nhân cũng như quản lý tốt hơn tình hình huy động để có thể sử dụng vốn một cách hợp lý.
    Từ kết quả nghiên cứu nhận thức được nghiệp vụ huy động vốn của ABBANK - Long Xuyên có được cũng cố theo chiều hướng tốt hơn hay không và các chính sách đang thực hiện có phù hợp để có thể phát huy và duy trì những mặt mạnh cũng như khôi phục kịp thời khi có chiều hướng xấu đi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...