Thạc Sĩ Giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường Đại học Kinh tế quố

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Phát triển giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu mà Đảng và nhà nước đã khẳng định thông qua văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đây là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Điều 11- Luật giáo dục tháng 12/1998 cũng đã ghi rõ: “Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để mọi tổ chức, mọi cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục”
    Để giáo dục và đào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân ta, thì phải coi trọng tất cả các mặt của giáo dục – đào tạo: từ mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đến phát huy hiệu quả của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Tạo điều kiện cho toàn dân ai ai cũng được học hành.
    Vai trò của giáo dục – đào tạo nói chung, và đào tạo Đại học hệ tại chức nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ Đại học cho đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn khu vực hoá, quốc tế hoá, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.
    Luận văn tốt nghiệp chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường Đại học Kinh tế quốc dân" là do yêu cầu cấp bách mà cả nước Việt nam ta đang hướng tới đó là: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” .
    Trong điều kiện ngân sách cấp cho ngành giáo dục còn khiêm tốn, mặt khác, trong một số cơ quan, xí nghiệp, trong các tổ chức kinh tế, các tổ chức sản xuất kinh doanh còn có nhiều người chưa được đào tạo một cách chính quy, cơ bản. Do vậy, hình thức đào tạo cử nhân hệ đại học tại chức là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn đất nước, với việc tổ chức quản lý đào tạo cử nhân hệ tại chức ở Việt Nam hiện nay.
    Việc học đại học tại chức trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua đã phát triển không ngừng, tạo cơ hội cho mọi người dân đều được học tập để nâng cao hiệu quả sống và làm việc. Hình thức học Đại học tại chức ở nước ta những năm qua cũng đã góp phần tích cực trong sự nghiệp xã hội hoá giáo dục. Góp phần đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cán bộ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các ngành, các địa phương, đặc biệt những nơi xa trung tâm đào tạo lớn ở Hà Nội, Hải phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, nhu cầu đào tạo đội ngũ cử nhân kinh tế bằng hình thức tại chức tăng lên rất lớn.
    Tuy nhiên, vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm đối với hệ đào tạo đại học tại chức là chất lượng đào tạo. Luận văn này hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé giải quyết phần nào vấn đề trên .
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
    Xuất phát từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng đào tạo Đại học tại chức, vấn đề tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hệ Đại học tại chức, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hệ tại chức và công tác quản lý đào tạo hệ tại chức tại trường Đại học kinh tế quốc dân, nhằm góp phần xây dựng lý thuyết về giáo dục Đại học hệ tại chức mang đặc thù của Việt nam, nhằm góp phần phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Đại học nói chung và Đại học kinh tế quốc dân nói riêng.
    Chứng minh rằng việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hệ Đại học tại chức, việc đào tạo Đại học hệ tại chức là hoạt động vô cùng cần thiết trong điều kiện mới của đất nước Việt nam ta hiện nay. Từ đó đưa ra những kiến nghị, những giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo hệ Đại học tại chức ở trường Đại học kinh tế quốc dân trong giai đoạn mới.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài đi sâu nghiên cứu quá trình tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp của sinh viên (đã dự thi và đạt vào hệ Đại học tại chức), giới hạn trong trường Đại học kinh tế quốc dân- một trung tâm lớn nhất về đào tạo Đại học tại chức của nước ta từ trước tới nay.
    Nghiên cứu phương pháp luận trong việc hình thành các biện pháp học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ tại chức trường Đại học kinh tế quốc dân.
    Nghiên cứu cách thức giảng dạy của giáo viên, cách thức quản lý sinh viên, các số liệu thuộc lĩnh vực giảng dạy và học tập của hệ đào tạo tại chức ở trường Đại học kinh tế quốc dân.
    Nghiên cứu các đề tài, các bài luận về giáo dục và đào tạo Đại học, nghiên cứu luật giáo dục năm 1998, luật giáo dục năm 2005.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Bằng cách tiếp cận từ cái chung đến cái riêng, từ những vấn đề vĩ mô đến vi mô, nhằm làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của đề tài thông qua một số phương pháp nghiên cứu như đọc tài liệu, tư duy lôgic, phỏng vấn, điều tra, thống kê phân tích và tổng hợp.
    Tuy nhiên do hạn chế của hệ thống thông tin, công tác thống kê, nên tác giả không có điều kiện tiếp cận hết được với tất cả các nguồn thông tin một cách hệ thống. Do vậy, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra.
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo Đại học hệ tại chức, nâng cao chất lượng của đào tạo Đại học hệ tại chức.
    Mô tả bức tranh tổng quát về quá trình đào tạo Đại học hệ tại chức trường Đại học kinh tế quốc dân
    Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hệ đại học tại chức ở trường Đại học kinh tế quốc dân nói riêng và cả nước ta nói chung.
    6. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
    Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương sau:
    Chương I: Lý luận chung về học và tự học đại học tại chức
    Chương II: Thực trạng quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường đại học kinh tế quốc dân.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức trường đại học kinh tế quốc dân.
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Chương I: Lý luận chung về tự học và tự học đại học tại chức . 4
    1.1. Một số vấn đề về học và tự học đại học tại chức . 4
    1.1.1. Khái niệm học và tự học đại học tại chức 4
    1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc học và tự học tại chức 7
    1.1.3. Mục tiêu và sự cần thiết của việc học và tự học đại học tại chức . 8
    1.2. Học và tự học tại chức với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội . 10
    1.2.1. Học và tự học tại chức với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội 10
    1.2.2. Yêu cầu của thị trường lao động đối với trình độ chuyên môn của người lao động 13
    1.2.3. Xu hướng của quá trình học và tự học tại chức . 14
    1.3. Đặc điểm của giảng dạy và học tập hệ đại học tại chức . 15
    1.3.1. Đặc điểm của giảng dạy hệ đại học tại chức . 15
    1.3.2. Đặc điểm của học tập và tự học tập hệ đại học tại chức 16
    1.4. Nội dung của tự học đại học tại chức . 16
    1.4.1. Yêu cầu đối với sinh viên hệ Đại học tại chức . 16
    1.4.2. Nội dung của tự học đại học tại chức . 18
    1.4.3. Nội dung chương trình môn học 18
    1.4.4. Các hình thức học đại học tại chức 19
    1.4.5. Các hình thức tự học đại học tại chức 21
    Chương II: Thực trạng quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân . 23
    2.1. Tổng quan về quá trình đào tạo đại học hệ tại chức và khoa quản lý đào tạo đại học tại chức ở trường Đại học Kinh tế quốc dân . 23
    2.1.1. Quá trình đào tạo Đại học hệ tại chức của Đại học Kinh tế quốc dân trong những năm qua 23
    2.1.2. Khoa quản lý đào tạo đại học tại chức trường Đại học Kinh tế quốc dân - Chức năng, nhiệm vụ 29
    2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học và tự học của sinh viên hệ tại chức trường đại học Kinh tế Quốc dân 30
    2.1.1. Nhóm các nhân tố khách quan 30
    2.1.2. Nhóm các nhân tố chủ quan 34
    2.3. Thực trạng quá trình đào tạo đại học hệ tại chức ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong những năm gần đây . 36
    2.3.1. Thực trạng về quy trình đào tạo 36
    2.3.2. Thực trạng về công tác tuyển sinh . 37
    2.3.3. Thực trạng về quy trình và phương thức đào tạo 39
    2.3.4. Thực trạng về chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập của sinh viên tại chức trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong những năm gần đây 40
    2.4. Thực trạng và hiệu quả quá trình tự học của sinh viên hệ tại chức trường Đại học Kinh tế Quốc dân . 42
    2.4.1. Thực trạng . 42
    2.4.2. Hiệu quả và chất lượng thể hiện ở 5 yếu tố 56
    2.5. Đánh giá chất lượng quá trình tự học của sinh viên hệ tại chức trường đại học Kinh tế quốc dân 59
    2.5.1. Quan niệm về chất lượng . 59
    2.5.2. Vai trò của chất lượng đào tạo Đại học . 61
    2.5.3. Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam . 63
    2.5.4. Đánh giá những kết quả đã đạt được của giảng dạy và học tập tại chức ở trường Kinh tế Quốc dân . 65
    2.6. Những tồn tại và nguyên nhân 67
    2.6.1. Những tồn tại 67
    2.6.2. Nguyên nhân . 69
    Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức trường Đại học Kinh tế Quốc dân 72
    3.1. Xu thế chung của thời đại về việc học đại học nói chung và đại học tại chức nói riêng 72
    3.2. Bốn mục tiêu nền tảng giáo dục đại học thế kỷ XXI 75
    3.3. Quan điểm, chủ trương của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của trường ĐH KTQD về giáo dục và đào tạo nói chung, và về đào tạo hệ đại học tại chức nói riêng 77
    3.4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức trường ĐH KTQD 79
    3.4.1. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo 80
    3.4.2. Kiến nghị với Nhà trường 81
    3.4.3. Một số giải pháp đối với sinh viên hệ Đại học tại chức . 89
    Kết luận 92
    Phụ lục 1 . 93
    Phụ lục 2 . 96
    Phụ lục 3 . 99
    Phụ lục 4 . 102
    Phụ lục 5 . 104
    Danh mục tài liệu tham khảo 106
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...