Luận Văn Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản


    MỤC LỤC


    Trang
    Lời Mở Đầu 2
    NỘI DUNG .4
    1.Khái niệm Thương Mại Quốc Tế 4
    2.Thực trạng về vấn đề xuất khẩu thuỷ sản 5
    2.1 Tình hình chung về thị trường Thế Giới .5
    2.2 Tình hình trong nước .9
    3. Những định chế của Nhật Bản về nhập khẩu thuỷ sản . 11
    3.1 Qui định về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản .11
    3.2 Về luật pháp 13
    3.3 Những vấn đề quan tâm khi xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị
    trường Nhật Bản 14
    4. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 16
    4.1 Nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam .16
    4.2 Những cơ hội và thách thức .17
    4.3 Đánh giá kết quả đạt được từ trước tới nay và phương hướng trong
    những năm tới .20
    5. Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào
    thị trường Nhật Bản 23
    5.1 Tập trung vào một số mặt hàng chủ lực 23
    5.2 Chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm .25
    5.3 Lựa chọn kênh phân phối thích hợp 26
    5.4 Chính phủ cần tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng .28
    PHẦN KẾT LUẬN 30
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32


    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngành thuỷ sản là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cá và các sản phẩm thuỷ sản là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam nói riêng và Thế Giới nói chung. Hàng thuỷ sản được chế biến dưới nhiều dạng , cung cấp hơn 30% lượng đạm động vật cho bữa ăn của người dân. Sản phẩm từ cá và hải sản đã góp phần đáng kể chống suy dinh dưỡng. Ở nhiều vùng ven biển nghề nuôi tôm cá và hải sản quý hiếm đã góp phần giải quyết phần lớn lao động thừa ở nông thôn, cải thiện bộ mặt của nông thôn miền biển, làm giàu cho đất nước. Kinh tế xã hội vùng ven biển, hải đảo nói chung và đời sống dân cư ngày càng được cải thiện.
    Việt Nam và Nhật Bản cùng nằm trong khu vực Châu Á. Hai nước đã có quan hệ buôn bán lâu đời. Quan hệ Việt - Nhật phôi thai kể từ nửa đầu thế kỷ thứ XVII . Trong những năm 79 -80 của thế kỷ này, khi mà quan hệ kinh tế và chính trị giữa hai nước còn gặp nhiều khó khăn và trắc trở thì hoạt động thương mại vẫn được duy trì. Bước sang thập niên 90 , mọi cản trở đã dần được tháo gỡ, quan hệ thương mại Việt - Nhật ngày càng phát triển. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước không ngừng tăng lên. Đặc biệt kể từ năm 1989 với việc thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế , tự do hoá thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, quan hệ Việt - Nhật đã có những bước tiến mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường Nhật Bản, vì vậy thâm hụt triền miên của Việt Nam trong cán cân thương mại Việt - Nhật đã được đẩy lùi. Kim ngạch buôn bán Việt - Nhật tăng nhanh và tương đối ổn định.
    Việt Nam - đất nước có vị trí thuận lợi cho việc đánh bắt và khai thác thuỷ sản. Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thúc đẩy ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển. Theo đánh giá của tổ chức lương thực thế giới Việt Nam đứng vị trí thứ 24 trên Thế Giới về xuất khẩu thuỷ sản. Hiện nay thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam là thị trường Nhật Bản. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hàng thuỷ sản của Việt Nam có thể đứng vững và ổn định trên thị trường Nhật Bản?
    Đây là một câu hỏi lớn đặt ra đối với ngành thuỷ sản Việt Nam nhưng theo ý kiến của cá nhân tôi, việc nghiên cứu những định chế của Nhật Bản về nhập khẩu thuỷ sản là việc làm trước tiên và cấp bách nhất. Bởi vì, có hiểu về những định chế của Nhật Bản, nhu cầu của người Nhật về thuỷ sản thì các Doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mới nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bằng phương pháp tối ưu nhất, mới có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất sôi động như hiện nay. Đây là vấn đề quan trọng nhất bởi vì tất cả chúng ta đều biết thị trường Nhật Bản là thị trường rất khắt khe và khó tính.
    Nghiên cứu, phân tích những định chế của Nhật Bản kết hợp với việc tìm hiểu nhu cầu của người Nhật về hàng thuỷ sản để chúng ta tìm ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu người dân, từ đó làm giảm chi phí xuất khẩu, tập trung vào nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam để ngành thuỷ sản Việt Nam có uy tín lớn trên thị trường Nhật Bản và cả trên thị trường Thế Giới. Tiến tới Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thị trường Thế Giới .
    Với sự giúp đỡ nhiệt tình, không thể thiếu của PGS.TS NGUYỄN DUY BỘT và Giảng Viên Th.S PHẠM THÁI HƯNG cùng với việc tham khảo, nghiên cứu những đặc điểm của thị trường thuỷ sản Nhật Bản. Qua đề tài này tôi xin được nêu ra một trong những bước đi trước tiên nhất của ngành thuỷ sản Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản dựa trên cơ sở phân tích những định chế của Nhật Bản về nhập khẩu thuỷ sản để góp phần giải quyết những vướng mắc đang gặp phải của ngành thuỷ sản Việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà. Sự đóng góp này tuy nhỏ bé nhưng tôi tin rằng nó rất quan trọng nhất là đối với những Doanh nghiệp đang có kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản
     
Đang tải...