Chuyên Đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    58
    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Lí do lựa chọn đề tài.
    Qúa trình quốc tế hoá tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới: trong sản xuất, thương mại đầu tư, tài chính, các hoạt động dịch vụ, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá và lối sống Thông qua các hoạt động trên các nước xích lại với nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn. Chính điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận không tách rời và tuỳ thuộc vào nhau. Sự biến động xảy ra ở bất kỳ nước nào đó tất yếu sẽ dẫn tới sự tác động tới các quốc gia khác trên thế giới. Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu tất yếu là mỗi quốc gia cần phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại để có được một khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển.
    Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà Nước ta đã thực hiện chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế, tiến hành hàng loạt các biện pháp cải cách, đổi mới nền kinh tế quốc dân để đảm bảo Việt Nam thực hiện thắng lợi đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kể từ khi mở cửa, hoạt động ngoại thương của Việt Nam diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết, trong đó hoạt động xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đã góp phần to lớn vào sự đổi mới đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước cũng như đáp ứng đầy đủ hơn nu cầu sản xuất và tiêu dùng.
    Vậy phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu - một động lực quan trọng để hội nhập kinh tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp xuất khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu, các dây chuyền thiết bị phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu hoặc không đủ vốn thu mua, chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của xã hội.
    Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ( NHNTVN ) ngay từ khi được thành lập đã là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác ( vận tải, bảo hiểm, ), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ, Vì vậy trong nhiều năm qua với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng đối ngoại, NHNTVN luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất, ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối. Hiện nay NHNTVN vẫn đang từng bước hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt cùng với sự phát triển của ngoại thương, NHNTVN đã và đang tìm nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu ( TDTTXK ), vừa để tài trợ các doanh nghiệp trong nước, vừa phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, vừa đem lại nguồn lợi nhuận lớn lao cho ngân hàng, giúp ngân hàng đứng vững trong cạnh tranh. Tuy nhiên hoạt động TDTTXK của NHNTVN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa phù hợp với yêu cầu xuất khẩu của Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN là một yêu cầu cấp bách về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
    Được sự giới thiệu của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và sự cho phép của quý NHNTVN, em đã được thực tập tại trụ sở chính NHNTVN – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu về hoạt động TDTTXK của ngân hàng và nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đó đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và với sự phát triển kinh tế nước ta nói chung. Do vậy đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” đã được em lựa chọn là đề tài để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.


    2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
    Trên cơ sở xác định bản chất và vai trò của tín dụng ngân hàng ( TDNH ) đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là thực trạng hoạt động TDTTXK của NHNTVN, mục đích nghiên cứu chuyên đề là đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động TDTTXK tại NHNTVN.
    Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là: Chuyên đề khảo sát hoạt động TDTTXK tại NHNTVN từ năm 2003 đến năm 2006.
    4. Kết cấu của chuyên đề.
    Tên chuyên đề: “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”.
    Để đạt được các mục đích trên, ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Mục lục; Danh mục các bảng số liệu, hình vẽ, chữ viết tắt; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục, thì chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về hoạt động TDTTXK tại ngân hàng thương mại ( NHTM ).
    Chương 2: Thực trạng và đánh giá hoạt động TDTTXK tại NHNTVN.
    Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN.






    MỤC LỤC​ LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
    1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại ( NHTM ). 7
    1.2. Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng ( TDNH ). 8
    1.2.1. Khái niệm và đặc điểm TDNH. 8
    1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng. 9
    1.3. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu( TDTTXK ). 12
    1.3.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu. 13
    1.3.2. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất khẩu. 14
    1.3.3. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu. 17
    1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu. 25
    Tóm tắt chương 1. 30
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 31
    2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 31
    2.1.1. Một số thông tin chính về NHNTVN 31
    2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNTVN. 32
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại NHNTVN. 33
    2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của NHNTVN. 32
    2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 39
    2.2.1. Các quy định về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. 39
    2.2.2. Các chính sách về TDTTXK tại NHNTVN. 41
    2.2.3. Thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNTVN trong những năm gần đây (2003 – 2006 ). 45
    2.3. Đánh giá về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. 59
    2.3.1. Những kết quả đạt được. 59
    2.3.2. Những khó khăn và tồn tại. 63
    2.3.3. Nguyên nhân. 65
    Tóm tắt chương 2. 70
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 71
    3.1. Chiến lược xuất khẩu và tín dụng tài trợ xuất khẩu của Việt Nam. 71
    3.1.1. Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010. 71
    3.1.2. Chiến lược tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngành ngân hàng. 73
    3.2. Chiến lược phát triển NHNTVN đến năm 2015. 74
    3.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2015 của NHNTVN. 74
    3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 75
    3.3. Tín dụng tài trợ xuất khẩu của một số ngân hàng cạnh tranh. 76
    3.4. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 80
    3.4.1. Giải pháp về nghiệp vụ tín dụng. 80
    3.4.2. Các giải pháp khác. 85
    Tóm tắt chương 3. 92
    KẾT LUẬN 93
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...