Chuyên Đề Giải pháp thúc đẩy hoàn thành tái cấu trúc và hướng phát triển cho hệ thống ngân hàng Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ .
    PHẦN MỞ ĐẦU .
    Chương 1: CÁC HÌNH THỨC TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
    VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY . 1
    1.1 Các hình thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng . 1
    1.1.1. Phân loại sức khỏe ngân hàng . . 1
    1.1.2. Sáp nhập, hợp nhất . 2
    1.1.3. Đầu tư vốn trực tiếp của Nhà nước vào các TCTD . 2
    1.1.4. Tạo niềm tin . . 3
    1.2. Thực trạng hiện tại của hệ thống NH Việt Nam . . 4
    1.2.1. Nhiều NH với qui mô nhỏ và tín dụng tăng trưởng nóng . . 4
    1.2.2. Vấn đề nợ xấu . . 6
    1.2.3. Vấn đề thanh khoản . . 9
    1.2.4. Những vấn đề cấp thiết khác . . 10
    Chương 2: ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG
    NHTM CỦA NHNN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NỢ XẤU TOÀN HỆ THỐNG
    NGÂN HÀNG . . 13
    2.1. Mục tiêu và lộ trình thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống NH . . 13
    2.1.1. Mục tiêu . 13
    2.1.2. Lộ trình tái cấu trúc . . 14
    2.2. Đánh giá tiến trình thực hiện tái cấu trúc đến tháng 5/2012 . . 15
    2.2.1. Các tác động đến nền kinh tế khi thực hiện đề án tái cơ cấu . . 17




    2.2.2. Các hướng thực hiện đề án trong tương lai . 20
    2.2.3. Ảnh hưởng của việc trì hoãn dự án đến niềm tin của người dân . . 23
    2.3. Giải quyết nợ xấu sau khi sáp nhập . . 24
    2.3.1. Nghịch lí nợ xấu ở Việt Nam . . 27
    2.3.2. Thực trạng nợ xấu của hệ thống NH ở Việt Nam . . 28
    2. 3.3. Nguồn xử lí nợ xấu . . 30
    2.3.4. Hướng xử lí nợ xấu . . 31
    2.3.5. Công ty mua bán nợ xấu . . 34
    2.4. Quản trị và kinh doanh của ngân hàng sau khi sáp nhập và hợp nhất . . 37
    2.5 Đánh giá các yếu tố rủi ro trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 38
    Chương 3: NHỮNG BẤT CẬP TỪ ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NHTM
    VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT . . 41
    3.1 Những vấn đề bất cập từ chính nội tại của đề án . . 41
    3.1.1. Tái cấu trúc không thể được nhìn nhận là một quá trình thường xuyên và liên
    tục . . 41
    3.1.2. Hệ thống NHTM và TCTD ở Việt Nam chỉ đa dạng về hình thức . . 42
    3.1.3. Đề án không nên có tính phân biệt đối xử giữa hệ thống các TCTD Việt
    Nam với nước ngoài: . 44
    3.1.4. Cần có quan điểm rạch ròi về quyền lợi của cổ đông và người gửi tiền . . 45
    3.2. Những bất cập do tác động của đặc thù nền kinh tế Việt Nam hiện nay . 46
    3.2.1 Vấn đề minh bạch thông tin . . 46
    3.2.2 Tiến độ thực hiện tái cấu trúc . . 48
    PHẦN KẾT LUẬN .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .




    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    NH Ngân hàng
    NHTM Ngân hàng thương mại
    NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
    NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh
    NHLD Ngân hàng liên doanh
    NHNN Ngân hàng nhà nước
    DN Doanh nghiệp
    BĐS Bất động sản
    CP Chính phủ
    TCTD Tổ chức tín dụng
    QTCT Quản trị công ty
    HĐQT Hội đồng quản trị
    ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông




    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 1.1: Số lượng NH giai đoạn 2006 - 2010 và 11 NH vốn điều lệ trên 5.000 tỷ
    Biểu đồ 1.2: Thị phần huy động vốn và thị phần cho vay của các khối NH
    Biểu đồ 1.3: Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động 2000-2010
    Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ nợ xấu hệ thống NH và một số NH năm 2010
    Biểu đồ 1.5: Đường cong lãi suất huy động tại Việt Nam
    Biểu đồ 2.1: Các đợt giảm lãi suất của NHNN từ đầu nằm 2012 đến nay
    Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng GDP theo từng quý từ 2005 - 2011
    Biểu đồ 3.2: Biến động của CPI từ năm 1996 -2011




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
    Khủng hoảng kinh tế toàn cầu trên thế giới trong những năm gần đây, đặc biệt là khủng
    hoảng kinh tế năm 2008, đã làm cho cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu ngày càng trở
    nên gay gắt, đòi hỏi các nước, không phân biệt trình độ phát triển, phải tính toán lại
    chiến lược phát triển, cạnh tranh trong bối cảnh mới. Chính vì vậy mà nhiều nước đã
    tiến hành tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế sau các cuộc khủng hoảng nhằm phân bổ
    nguồn vốn một cách hiệu quả hơn, thực hiện các biện pháp mạnh mẽ và nhanh chóng
    giải cứu hệ thống ngân hàng để làm bàn đạp cho việc khôi phục kinh tế. Chính phủ
    Anh bỏ ra 37 tỷ GBP (63 tỷ USD) vốn để quốc hữu hóa một phần ngân hàng Royal
    Bank of Scotland và Loyds. Mỹ chỉ cứu AIG (85 tỷ USD) và đã không ngần ngại khi
    cho Lehman Brothers phá sản. Gần đây nhất, Chính Phủ Pháp và Bỉ đã đưa ra kế hoạch
    90 tỷ EUR (123 tỷ USD) để giải cứu Dexia Bank1
    Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO,
    nên cũng không tránh khỏi những tác động của Khủng hoảng tài chính thế giới 2008.
    Các NHTM Việt Nam đã và đang đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng do chất lượng
    tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, chất lượng lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị
    và về quản lý rủi ro. Do vậy, ngày 1 tháng 3 năm 2012, Chính phủ đã trình Đề án tái
    cấu trúc tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Đề án nhấn mạnh đến mục đích của tái cấu trúc
    nền kinh tế là giúp nền kinh tế phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Bao gồm tái cấu trúc
    hệ thống tín dụng, tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà
    nước. Trong đó, tái cấu trúc hệ thống tín dụng chiếm vị trí quan trọng mà hệ thống
    NHTM là huyết mạch của nền kinh tế.
    Tuy nhiên, tiến trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam cho đến nay gặp
    phải khá nhiều những bất cập, làm chậm tiến độ và giảm hiệu quả quá trình tái cấu
    1 Harry Hoan Tran CFA và Thuân Nguyễn FCCA, StoxPlus Coporation, “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt
    Nam theo hướng nào?”, P5




    trúc. Cho đến nay, NHNN cũng chưa có bất kỳ các giải pháp đưa ra để chỉnh sửa các
    bất cập đó. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thúc
    đẩy hoàn thành tái cấu trúc và hướng phát triển cho hệ thống ngân hàng Việt
    Nam
    ”.
    2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Trong phạm vi phân tích tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, chúng tôi tập
    trung nghiên cứu những vấn đề bất cập từ bản thân đề án và từ đặc thù nền kinh tế gây
    nên. Từ đó, kiến nghị những giải pháp thiết thực để thúc đẩy hoàn thành tái cấu trúc hệ
    thống NHTM trong bối cảnh tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
    3. CÂU HỎI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
     Các bước chính thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam? Tiến
    trình thực hiện đề án diễn ra như thế nào từ khi công bố đề án đến tháng 6/2012?
     Các hướng giải quyết nợ xấu sau sáp nhập như thế nào là phù hợp với điều kiện
    nền kinh tế Việt Nam hiện nay?
     Tổ chức quản lý như thế nào sau khi sáp nhập, hợp nhất để kinh doanh hiệu
    quả?
     Những bất cập trong đề án tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong điều
    kiện kinh tế Việt Nam hiện nay?
     Những giải pháp cần thiết để xử lý các bất cập là gì để thúc đẩy hoàn thành
    đúng mục tiêu lộ trình thực hiện của đề án?
    Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết vấn
    đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các đối tượng nghiên cứu cụ thể sau đây:




     Phân tích các cách thức tái cơ cấu hệ thống NH của một số nước đã thực hiện
    đồng thời phân tích thực trạng hệ thống NHTM VN hiện nay qua đó đánh giá về
    sự cần thiết của đề án.
     Phân tích các tác động của nền kinh tế Việt Nam đến tiến trình thực hiện đề án
    trong giai đoạn hiện nay.
     Phân tích tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam qua đó đánh giá những tác
    động khi Chính phủ thành lập công ty mua bán nợ xấu.
     Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của 3 NH SCB, Ficombank và Tín
    Ngĩa Bank nhằm đề ra hướng quản lý cho các NH sau khi sáp nhập, hợp nhất.
     So sánh nội dung đề án với thực trạng nền kinh tế nhằm đánh giá các bất cập và
    đề ra các giải pháp.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, thống kê, so sánh và tồng hợp số liệu
    nhằm làm rõ những vấn đề nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung vào tái cấu trúc hệ thống NHTM trong bối cảnh tái
    cấu trúc toàn bộ nền kinh tế.
    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Chương 1: Các cách thức tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng của một số nước đã thực hiện
    thành công. Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, đưa ra các vấn đề cấp
    thiết cần phải thực hiện đề án tái cơ cấu.
    Chương 2: Các bước thực hiện đề án, tiến trình thực hiện của NHNN từ khi đưa ra đề
    án đến tháng 6/2012. Phân tích các tác động của nền kinh tế VN đến lộ trình thực hiện
    đề án, qua đó nhận xét khả năng đạt được mục tiêu 4 năm (2011-2015) đã đề ra.




    Chương 3: Xem xét các bất cập của đề án trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế. Từ
    đó đưa ra các gaiỉ pháp để xử lý các bất cập đó
    6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH
    Về mặt lý luận giúp cho ta có một cái nhìn sâu hơn về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
    thông qua các cách thức tái cơ cấu, hiểu rõ hơn về vấn đề sáp nhập, hợp nhất, mua lại,
    cũng như vai trò của Nhà nước trong quá trình thực hiện tái cơ cấu.
    Về mặt thực tiễn, đề tài này đã đóng góp các giải thiết thực, hữu ích, góp phần thúc đẩy
    hoàn thành tái cấu trúc hệ thống NHTM, huyết mạch của nền kinh tế. Qua đó, góp
    phần đẩy nhanh tiến trình và hiệu quả tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế. Khi tái cấu trúc
    thành công, sẽ giúp phân bổ nguồn lực (nguồn vốn) hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng
    và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy Việt
    Nam thu ngắn khoảng cách với sự phát triển trên toàn cầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...