Luận Văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư
    Hoạt động đầu tư, trước hết được hiểu là hoạt động kinh tế tổng hợp được tiến hành bằng cách huy động các nguồn vốn bỏ vào lĩnh vực khai thác, chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời gian nhất định. Số vốn đó phải tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích thu hồi vốn, tạo ra lợi nhuận đối với nhà đầu tư và mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước. Vốn bỏ vào các hoạt động đầu tư được gọi là vốn đầu tư.
    Vốn là một yếu tố cơ bản của quá trình CNH, HĐH. Nhờ có vốn mới có các yếu tố cơ bản và cần thiết khác để CNH, HĐH của quá trình sản xuất như: máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên nhiên vật liệu để sử dụng, phát huy được nguồn lực lao động dồi dào của nước ta trong công cuộc đẩy mạnh quá trình này. Để có nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH; chúng ta không những cần phải thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn mà còn phải nâng cao hiệu qủa sử dụng nguồn vốn đó.
    Thu hút vốn đầu tư vào KCN bao gồm thu hút đầu tư nước ngoài và thu hút đầu tư trong nước. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa tuỳ theo quy định của Luật đầu tư từng nước tiếp nhận đầu tư. Quyền điều hành doanh nghiệp tuỳ thuộc vào số vốn góp của chủ đầu tư trong vốn pháp định. Nếu góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận các chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết qủa hoạt động kinh doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp.
    1.2 KCN, đặc điểm và vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế xã hội
    1.2.1 KCN
    2
    Tuỳ vào điều kiện kinh tế xã hội, địa lý cũng như chính sách kinh tế của từng quốc gia, từng khu vực mà chính phủ mỗi nước lựa chọn mô hình kinh tế cho phù hợp với quốc gia của mình. Theo chương trình môi trường liên hợp quốc xếp các loại hình KCN trên thế giới thuộc loại bất động sản công nghiệp bao gồm : khu chế xuất (Export Processing Zones – EPZ); khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu (Import Processing Zone – IPZ); Khu công nghiệp (Industrial Processing Zones); Khu công nghệ cao (High – Tech Industrial Zones); Khu vực kinh tế tự do (Free Economic Zone – FEZ); Khu mậu dịch tư do (Free Trade Zone – FTZ); Đặc khu kinh tế.
    Khu chế xuất (EPZ), đây là loại đặc khu kinh tế có diện tích tương đối nhỏ, có hàng rào phân cách về địa lý trong một quốc gia, không có dân cư sinh sống nhằm thu hút các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Khu chế xuất được hưởng nhiều ưu đãi; nhất là ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan, song đòi hỏi phải xuất khẩu gần như toàn bộ sản phẩm.
    Khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu (IPZ), đây là hình thức áp dụng chủ yếu ở các nước Đông Á và Đông Nam Á nhằm phục vụ cho chiến lược CNH thay thế hàng nhập khẩu. Tại khu vực này chủ yếu thu hút các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu và chế biến các nguyên liệu thô trong nước.
    KCN là hình thức tổng hợp của EPZ và IPZ đã nêu ở trên, các KCN này có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các nước vì nó kích thích xu hướng sản xuất hướng ra xuất khẩu, vừa động viên phát triển sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và chế biến nguyên liệu thô trong nước.
    KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định có dân cư sinh sống; do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố ra quyết định thành lập sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng chính phủ. Trong KCN có thể có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
    3
    Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ ; KKT kinh tế là khu vực có không gian riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
    Trong giai đoạn toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế trí thức, quan niệm về KCN được mở rộng. Các giao dịch kinh tế không phải chỉ điều chỉnh bằng các quy định pháp lý trong nước mà còn bằng cả các quy định pháp lý quốc tế đặc biệt là những nguyên tắc của WTO. WTO cho phép thành lập các KCN và KCX với những ưu đãi không được trái với các nguyên tắc điều chỉnh của WTO.
    Như vậy, KCN có thể hiểu là một phương thức tổ chức các hoạt động sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghiệp với những chế độ ưu đãi đặc biệt so với các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ còn lại trên lãnh thổ của một nước nhằm khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu và thực hiện các mục tiêu chính sách khác. KCN được thành lập không chỉ để nhằm thu hút đầu tư nước ngoài mà còn cả thu hút đầu tư trong nước.
    Đánh giá xếp loại KCN theo tiêu chí về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật KCN; hiệu qủa KCN; hiệu qủa thu hút vốn đầu tư; hiệu qủa xã hội.
    1.2.2 Đặc điểm
    + KCN có vị trí địa lý xác định, có thể có hoặc không có hàng rào ngăn cách, không có dân cư sinh sống.
    + KCN được thành lập để thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.
    + Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất Nhà nước, đầu tư hạ tầng và cho thuê lại đất, thu phí hạ tầng.
    4
    + Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban Quản lý KCN cấp tỉnh theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa, một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
    1.2.3 Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế xã hội
    Trong giai đoạn vừa qua (1991 – 2006), hoạt động các KCN trong cả nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.
    + Hình thành hệ thống các KCN trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cả nước; quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. Các KCN được phân bổ trên các tỉnh thành trên cả nước theo hướng vừa tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa tạo điều kiện để các địa phương có ít lợi thế hơn, có động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Quy mô các KCN đa dạng và phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương.
    + KCN đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH, HĐH đất nước.
    Số dự án ĐTNN và tổng vốn đăng ký vào KCN ngày càng được mở rộng. Giai đoạn 5 năm 1991-1995, số dự án ĐTNN có 155 dự án, đến 5 năm 2001-2005 là 1.377dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12 % về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996-2001. Tính đến cuối tháng 12/2005, các KCN đã thu hút được 2.120 dự án có vốn ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 16.843 triệu USD.
    Trong 5 năm 1991-1995, chỉ có gần 50 dự án trong nước đầu tư vào các KCN, thì đến 5 năm 2001-2005 thu hút được 1.870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kế hoạch 5 năm trước. Đến cuối tháng 12/2005, tổng số có 2.367 dự án trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 117 nghìn tỷ đồng.
    + KCN đã tạo một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài không chỉ đối với địa phương có KCN mà còn góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Tại các KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho bãi,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...