Thạc Sĩ Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường
    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục biểu đồ vii
    1 Mở đầu 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu lý luận chung về đầu tư trực tiếp
    nước ngoài 5
    2.1 Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
    2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
    2.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
    2.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
    2.1.4 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình phát
    triển kinh tế-x3 hội ở các nước chậm và đang phát triển 12
    2.2 Kinh nghiệm của một số nước và các địa phương về lĩnh vực thu hút
    vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 15
    2.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 15
    2.2.2 Kinh nghiệm của Singapore 16
    2.2.3 Kinh nghiệm trong nước và một số địa phương 18
    3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 23
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
    3.1.2 Đặc điểm kinh tế -x3 hội 24
    3.1.3 Những lợi thế và hạn chế trong phát triển kinh tế-x3 hội 26
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 27
    4 Thực trạng hoạt động thu hút vốn FDI và các giải pháp nhằm thu
    hút vốn FDI tại hưng yên những năm tới 29
    4.1 Thực trạng hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
    Hưng Yên thời gian qua 29
    4.1.1 Tình hình thu hút vốn FDI ở tỉnh Hưng Yên 2007đến 2009 29
    4.1.2 Tình hình triển khai các dự án đ3 được cấp phép 33
    4.1.3 Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài ở Hưng Yên 41
    4.2 Đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự
    phát triển kinh tế-x3 hội ở Hưng Yên 49
    4.2.1 Những tác động thuận lợi 49
    4.2.2 Những tác động không thuận lợi 53
    4.3 Một số kết luận rút ra từ hoạt động thu hút vốn đầutư trực tiếp nước
    ngoài ở Hưng Yên 58
    4.3.1 Về ưu điểm 58
    4.3.2 Một số hạn chế 59
    4.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 60
    4.4 Quan điểm và định hướng thu hút vốn FDI ở Hưng Yên trong thời
    gian tới 63
    4.4.1 Quan điểm thu hút vốn FDI ở Hưng Yên 63
    4.4.2 Định hướng thu hút vốn FDI ở Hưng Yên 64
    4.5 Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Hưng Yên 71
    4.5.1 Nhóm giải pháp thuộc về địa phương 71
    4.5.2 Một số nhóm giải pháp thuộc về Trung ương 82
    5 Kết luận 87
    Tài liệu tham khảo 89

    1. Mở đầu
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Trong chiến lược phát triển và xây dựng đất nước, mỗi quốc gia đều có kế
    hoạch riêng để xây dựng và phát triển kinh tế-x3 hội cho phù hợp. Việt Nam
    trong những năm qua dưới sự l3nh đạo của Đảng cộng sản, nền kinh tế đất nước
    đ3 có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên để việcphát triển kinh tế-x3 hội ở
    nước ta đạt được nhiều kết quả hơn, thì nền kinh tế cần phải liên tục được bổ
    sung vốn và công nghệ, đó chính là chìa khoá, là điều kiện hàng đầu để thực hiện
    thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nước ta có nền
    kinh tế ở điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và chưa thật sự
    vững chắc, vì vậy để xây dựng nền kinh tế đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
    nghèo nàn lạc hậu, tránh nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển nhanh hơn,
    vững chắc trong thế kỷ XXI, chúng ta không chỉ sử dụng nguồn vốn và công
    nghệ trong nước mà còn rất cần thiết phải có nguồn vốn và công nghệ từ bên
    ngoài, trong đó đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt Nam đang
    đứng trước cơ hội thuận lợi chưa từng có từ trước tới nay trong việc thu hút vốn
    đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên thách thức đặt ra đối với Chính phủ cũng
    không hề nhỏ, khi cuộc cạnh tranh để thu hút vốn FDI giữa các nước trong khu
    vực ngày càng gay gắt. Đầu tư nước ngoài đ3 thực sựgóp phần chuyển dịch cơ
    cấu của nền kinh tế nước ta khi chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế
    thị trường, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng
    công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài tăng bền
    vững ở các địa phương trong cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ
    tiên tiến vào Việt Nam trong một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như
    viễn thông, khí hoá dầu, tin học, ô tô.
    Sau khi tái lập tỉnh (năm 1997), tỉnh Hưng Yên đ3 tập trung xây dựng
    chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 1997-2010 và một số định hướng đến năm
    2020, trong đó đ3 xác định rõ “Hưng Yên không thể làm giàu nếu chỉ dựa vào
    nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mà phải tập trung cao độ để phát triển
    nhanh mạnh vững chắc công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làm động lực cho
    phát triển nông nghiệp, dịch vụ và các lĩnh vực khác”. Là một tỉnh có tình hình
    sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, ít về số lượng các doanh
    nghiệp, hợp tác x3, vốn, thị trường Thành phần kinh tế quốc doanh chỉ chiếm
    khoảng 10% không tập trung nắm giữ được các ngành then chốt mũi nhọn trong
    kinh tế. Đứng trước tình hình đó tỉnh Hưng Yên đ3 có những chính sách khuyến
    khích mọi thành phần kinh tế phát triển, các thành phần kinh tế khi tham gia đầu
    tư được đối xử công bằng như nhau.
    Trong những năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đ3 đóng vai trò hết
    sức quan trọng trong việc củng cố các thành phần kinh tế, tạo động lực xây dựng
    nền kinh tế quốc dân nước ta vững mạnh. Với Hưng Yên từ năm 1997 cho tới nay,
    tỉnh đ3 có nhiều khởi sắc trong tăng trưởng kinh tếngân sách các năm sau liên tục
    cao hơn những năm trước. Đặc biệt là cơ cấu kinh tếđ3 có sự chuyển dịch mạnh
    mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
    Công nghiệp phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng từng bước được phát triển, giao thông
    thuận tiện tạo điều kịên cho việc giao lưu hàng hoávà đi lại của nhân dân. Bên
    cạnh việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư đ3đạt được nhiều kết quả khá so
    với một số tỉnh bạn. Nhưng qua đó cũng đ3 bộc lộ ramột số khó khăn trong việc
    giới thiệu, thu hút vốn FDI đầu tư tại tỉnh. Một sốdự án đầu tư nước ngoài giảm
    xuống, một số dự án còn chậm triển khai đi vào hoạtđộng Việc quy hoạch các
    khu công nghiệp, làng nghề vẫn còn nhiều bất cập ở các huyện, thành phố như giải
    quyết vấn đề nước thải công nghiệp, môi trường sốngcủa dân cư và điều kiện làm
    việc, nhà trọ của công nhân tại các khu công nghiệp.
    Năm 1997 trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; Nông nghiệp - Công nghiệp, xây
    dựng - Dịch vụ tương ứng là 51,87% - 20,26% - 27,8%; đến năm 2004 cơ cấu
    kinh tế tương ứng là 31,92% - 36,95% - 31,13%; kỳ vọng năm 2010 cơ cấu kinh
    tế tương ứng sẽ là 20% - 47% - 33%. So với yêu cầu đòi hỏi, thì cơ cấu kinh tế
    tuy đ3 chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nhưng
    thực tế hiện nay đang rất thiếu vốn để phát triển các ngành nghề, thu hút các
    công nghệ mới, kinh nghiệm từ bên ngoài hội nhập vào Hưng Yên. Đứng trước
    thực trạng đó, tỉnh Hưng Yên đ3 có nghị quyết “Đẩy mạnh hợp tác đầu tư trên
    địa bàn tỉnh Hưng yên”, Uỷ ban nhân dân tỉnh đ3 banhành quyết định hướng dẫn
    việc thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư và quy định quản lý hoạt động
    đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh ngoài trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết Đại hội
    Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 31/10/2001 của Ban
    thường vụ tỉnh uỷ về đẩy mạnh hợp tác đầu tư giai đoạn 2001-2005 tiếp tục
    khẳng định đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh ngoài là nguồn vốn quan trọng để
    phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện để
    chủ động hội nhập. Năm 2003 Uỷ ban nhân dân tỉnh đ3tiếp tục bổ sung, hoàn
    thiện quy trình tiếp nhận quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước,
    điều này đ3 chứng minh cho quan điểm chỉ đạo của tỉnh Hưng Yên là hoàn toàn
    đúng với quan điểm Đảng về đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài về
    phát triển các thành phần kinh tế.
    Từ những thực trạng đó, kết hợp với việc học tập tại trường em chọn nội
    dungGiải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yênlàm đề
    tài luận văn nghiên cứu.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu tổng thể tình hình kinh tế-x3 hội của tỉnh Hưng Yên, để nhằm
    đánh giá thực trạng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Thông qua
    đó để giúp tìm ra những hướng đi mới tốt hơn trong môi trường đầu tư, từ đó đề
    ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn Hưng Yên.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    + Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề
    thu hút nguồn vốn này.
    + Đánh giá việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
    Hưng Yên thời gian qua.
    + Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
    thời gian tới ở Hưng Yên.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    + Sở kế hoạch và đầu tư Hưng Yên; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
    Hưng Yên.
    + Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
    + Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh và
    các khu dân cư liền kề.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện tại tỉnh Hưng Yên, trên cơ sởcác kết quả của vốn
    FDI đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Hưng Yên. Từ đó tìm ra những giải
    pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI từ nay đến giai đoạn 2020. Các số
    liệu được tìm hiểu, cập nhập từ các năm 1997 – 2009về phát triển công nghiệp
    của Hưng Yên, trong đó có sử dụng số liệu của Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Cục đầu
    tư nước ngoài để so sánh làm rõ.

    2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu lý luận chung
    về đầu tư trực tiếp nước ngoài
    2.1 Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
    2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong hai loại hình cơ bản của
    đầu tư quốc tế. Trong thực tiễn quản lý hiện nay có nhiều quan niệm về FDI,
    song mỗi quan niệm lại đứng trên những giác độ khácnhau.
    FDI là loại đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và trực tiếp
    tham gia quản lý điều hành, tổ chức sản xuất để thulại lợi ích và hoàn toàn chịu
    trách nhiệm về đồng vốn cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
    Theo định nghĩa này thì FDI đ3 xuất hiện từ những thời kỳ đầu của chủ
    nghĩa tư bản; thời kỳ mà các nước tư bản bắt đầu hình thành các thuộc địa ở
    ngoài phạm vi l3nh thổ của mình.[22,tr.7]
    Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự thay thế nhau của các
    phương thức sản xuất x3 hội, FDI cũng có sự thay đổi về phương thức, qui mô,
    hình thức đầu tư vốn và cả thái độ của con người đối với nó.
    Ngày nay có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước
    ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép
    họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng họ bỏ vốnđầu tư, hoặc điều hành cùng
    các đối tác nước sở tại chia sẻ rủi ro và hưởng lợinhuận.
    Như vậy, FDI là loại hình đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể bỏ
    100% vốn hoặc toàn bộ thiết bị để đầu tư vào một lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ
    nào đó; cũng có thể nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ hoặc một phần một
    doanh nghiệp của nước sở tại để kinh doanh; hoặc hợp tác kinh doanh với điều
    kiện nhà đầu tư nước ngoài mua được số cổ phiếu hoặc hiện vật đủ để có thể
    được tham gia điều hành, kiểm soát được doanh nghiệp đó.
    Theo Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1996) của Việt Namthì: Đầu tư trực
    tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
    hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
    này.[12,tr.8]
    Hiểu một cách tổng quát, FDI là loại hình đầu tư mà nhà đầu tư nước
    ngoài có thể trực tiếp và chủ động kiểm soát, quản lý được nguồn vốn mình tham
    gia đầu tư.
    Theo thông lệ quốc tế, vốn FDI có thể đóng góp dướinhững dạng sau:
    - Các loại ngoại tệ mạnh hoặc tiền nội địa.
    - Các loại hiện vật hữu hình như nhà xưởng, nguyên vật liệu, hàng hóa, tài
    nguyên ( cả mặt đất, biển)
    - Các loại hàng hoá vô hình như: Sức lao động, bí quyết công nghệ, bằng
    phát minh, nh3n hiệu, uy tín của thương hiệu
    2.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
    FDI có những đặc điểm sau:
    - Nhà đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất, kinh doanh. Lợi
    nhuận của các nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kếtquả hoạt động sản xuất,
    kinh doanh; được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đ3 nộp thuế
    thu nhập và các khoản đóng góp khác cho nước sở tại.
    - Nhà đầu tư nước ngoài điều hành, quản lý toàn bộ mọi hoạt động đầu tư
    đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; tham gia điều hành doanh nghiệp
    liên doanh theo tỷ lệ vốn góp của mình.
    - Nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu theo quy định
    của mỗi quốc gia. ở Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài qui định bên nước ngoài
    phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, trừ những trường hợp do
    Chính phủ qui định tại Điều 8 của Luật này.
    - FDI không chỉ có sự lưu chuyển vốn mà còn thường đi kèm theo công
    nghệ, kiến thức quản lý, kinh doanh và gắn với mạnglưới phân phối rộng lớn
    trên phạm vi toàn cầu. Vì thế, đối với các nước nhận đầu tư, đặc biệt các nước
    đang phát triển, thì hình thức đầu tư này tỏ ra cónhiều ưu thế hơn các hình thức
    đầu tư khác.

    Tài liệu tham khảo
    1 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN (2004),Nghị quyết Hội nghị
    lần thứ 9 (khóa IX), Hà Nội.
    2 Nguyễn Kim Bảo (2004), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ
    1979 đến nay, Nxb Khoa học X3 hội và Nhân văn, Hà Nội.
    3 Ban quản lý các khu công nghiệp Hưng Yên (2007), Báo cáo năm 2007,
    phương hướng nhiệm vụ năm 2008.
    4 Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường(2001), Thông tư 56/2001/TT-
    BKCNMT hướng dẫn thực hiện việc hợp tác đầu tư với nước ngoài
    trong hoạt động khoa học công nghệ theo Nghị định số05/2000/NĐ-CP ngày 06/3/2000, Hà Nội.
    5 Chính phủ (2001), Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng
    cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005,Hà Nội.
    6 Chính phủ (2003), Nghị định số 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số
    doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình
    thức công ty cổ phần,Hà Nội.
    7 Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2005),Hưng Yên thế và lực
    mới trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    8 Cục Thống kê Hưng Yên, Niên giám thống kê từ năm 2005 đến năm 2009.
    9 Cục Thuế Hưng Yên (2009), Báo cáo kết quả công tác thuế năm 2009,
    nhiệm vụ-biện pháp công tác thuế năm 2010.
    10 Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội khóa VIII, Nxb Chính
    trị quốc gia, Hà Nội.
    11 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội khoá IX, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    12 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và văn bản hướng dẫn thi hành
    (2003), Nxb Tài chính, Hà Nội .
    13 Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia
    Hà Nội.
    14 Sở Kế hoạch-Đầu tư Hưng Yên (1999), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể
    phát triển kinh tế xi hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2010
    15 Hoàng Thị Kim Thanh 2002, “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài của Trung Quốc”,Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
    16 Tỉnh ủy Hưng Yên (2007), Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ về thực hiện
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI (2005-2010).
    17 Trung tâm UNESCO (2003), Hướng dẫn lập, thẩm định và quản lý các dự
    án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    18 UBND Tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tình hình kinh tế-xi hội, quốc phòng an
    ninh năm (2005-2008).
    19 UBND Tỉnh Hưng Yên (2006), Báo cáo ước thực hiện thu chi ngân sách
    năm 2006, dự toán thu chi ngân sách năm 2007 của tỉnh Hưng Yên.
    20 UBND Tỉnh Hưng Yên (2007), Báo cáo ước thực hiện thu chi ngân sách
    năm 2007, dự toán thu chi ngân sách năm 2008 của tỉnh Hưng Yên.
    21 UBND Tỉnh Hưng Yên (2008), Báo cáo ước thực hiện thu chi ngân sách
    năm 2008, dự toán thu chi ngân sách năm 2009 của tỉnh Hưng Yên.
    22 Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc
    CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Khoa học x3 hội, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...