Luận Văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 25/3/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải
    huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực (lao
    động, vốn, khoa học công nghệ, ) cho đầu tư phát triển. Trong các
    nguồn lực đó, vốn là yếu tố rất quan trọng, tác động mạnh mẽ đến
    hoạt động đầu tư phát triển. Vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu
    để thực hiện CNH – HĐH và góp phần vào mục tiêu CNH – HĐH.
    Trong khi tích luỹ nội bộ của nền kinh tế nước ta còn thấp, thì việc
    thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu
    tư trực tiếp nước ngoài là điều kiện cần thiết để đẩy nhanh sự nghiệp
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để thu hút đầu tư trực
    tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực có lợi thế để bổ sung nguồn
    vốn còn thiếu cho đầu tư phát triển kinh tế. Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã
    ban hành một số chính sách và đặc biệt trong thời gian gần đây đã
    tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư trong và ngoài
    nước. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã
    được đầu tư, đi vào hoạt động. Các dự án mới cấp phép đầu tư đang
    từng bước triển khai thực hiện.
    Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện thì hoạt động đầu tư trực
    tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh ThừaThiên Huế còn nhiều hạn chế,
    chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh.
    Xuất phát từ thực tế đó, để hoạt động đầu tư trực tiếp nước
    ngoài phát huy hiệu quả hơn và thu hút được nguồn vốn này ngày
    càng nhiều hơn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của
    người dân, các doanh nghiệp trong tỉnh có cơ hội hợp tác, chuyển
    giao công nghệ máy móc thiết bị hiện đại, học hỏi kinh nghiệm và
    kiến thức quản lý mới, học viên chọn đề tài: "Giải pháp thu hút
    vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Thừa Thiên Huế"
    là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đặt ra hiện
    nay đối với tỉnh nhà.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút FDI vào tỉnh
    TT-Huế, từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm
    tăng cường thu hút FDI tỉnh TT-Huế đến năm 2015.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Thu hút FDI vào tỉnh TT-Huế
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Về không gian: Các dự án có vốn FDI tại tỉnh TT-Huế
    + Về thời gian: Các số liệu phân tích được lấy từ năm 2006 cho
    đến hết năm 2011. Phương hướng và giải pháp đề xuất đến hết năm
    2015.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào
    phương pháp chuẩn tắc để đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn. Đồng
    thời, số liệu nghiên cứu được lấy từ nguồn thứ cấp và sơ cấp, kết hợp
    với các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, tham khảo ý kiến
    của các chuyên gia và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế,
    để hoàn thành luận văn này.
    5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về FDI, thu hút FDI. Làm
    rõ nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
    của hoạt động thu hút FDI.
    - Nêu lên thực trạng, tình hình thực hiện các chỉ tiêu thu hút
    FDI, các nhân tố chính ảnh hưởng tới hoạt động thu hút FDI tại tỉnh
    TT-Huế trong giai đoạn 2006 - 2011. Qua đó phân tích và đánh giá
    thực trạng thu hút FDI vào tỉnh TT-Huế để tìm ra những thành công,
    hạn chế và nguyên nhân của nó.
    - Trên cơ sở dự báo về bối cảnh thu hút FDI của tỉnh trong thời
    gian tới và các cơ sở phân tích ở chương 2, luận văn đưa ra một số
    phương hướng và các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào tỉnh TTHuế đến năm 2015.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
    khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương :
    Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
    Chương 2 : Thực trạng thu hút FDI vào địa bàn tỉnh Thừa
    Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2011
    Chương 3: Định hướng và các giải pháp tăng cường thu hút
    FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế
     
Đang tải...