Thạc Sĩ Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 24/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 5
    1.1. Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 5
    1.2. Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 19
    1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và một số nước trong khu vực về thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 30
    Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá 39
    2.1. Khái quát về tình hình phát triển nông nghiệp ở tỉnh
    Thanh Hoá 39
    2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2007 48
    2.3. Đánh giá chung về thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá 68
    Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá 72
    3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp và chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và năm 2020 72
    3.2. Các giải pháp chủ yếu thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá 82
    Kết luận và Kiến nghị 100
    Danh mục tài liệu tham khảo 102
    Phụ lục 109

    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Vốn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Một quốc gia muốn phát triển phải tận dụng và khai thác triệt để nguồn lực quý giá đó. Đối với Việt Nam, đất nước mà 80% dân số nằm trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm giải quyết.
    Thanh Hóa là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhiều dự án lớn về nông nghiệp đã và đang góp phần thay đổi, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân trong tỉnh. Thực tế cho thấy, việc thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay đã có những dấu hiệu tích cực, lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp ngày càng tăng, chất lượng vốn ngày càng được cải thiện . Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó công tác này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ. Đó là cơ chế quản lý chưa thật sự thông thoáng, thủ tục đầu tư còn rườm rà gây trở ngại cho các nhà đầu tư, việc thực hiện các chính sách thu hút vốn còn kém hiệu quả và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các địa phương khác trong thu hút vốn Do vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa trong giai đoạn mới là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
    Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài ‘’Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa’’ làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. ở nước ta có một số công trình nghiên cứu liên quan đáng chú ý sau:
    - Nguyễn Đức Quyền (2007), Hoàn thiện chớnh sỏch kinh tế phỏt triển nụng nghiệp ở tỉnh Thanh Húa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
    - Hồ Ngọc Hà (2006), Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
    - Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
    - Nguyễn Đẩu (2005), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
    - Đỗ Đức Quân (2001), Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
    - Nguyễn Xuân Kiên (1999), Tích tụ và tập trung vốn trong nước để phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế.
    - Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình ánh (1998), Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    - Phạm Hảo (1998), Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa miền Trung.
    - Nguyễn Văn Phúc (1996), Huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
    - Nguyễn Chu Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
    Trong các công trình nghiên cứu trên, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cần thiết để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do góc độ tiếp cận và quan điểm khác nhau nên các tác giả đều có hướng đi riêng của mình nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Có công trình nghiên cứu hướng về thu hút vốn đầu tư trong tổng thể nền kinh tế trên bình diện quốc gia; có công trình nghiên cứu về một khía cạnh trong thu hút vốn đầu tư tại một địa phương, một khu vực hay trên toàn đất nước; có công trình lại đi sâu nghiên cứu vốn đầu tư phát triển một ngành như công nghiệp, nông nghiệp . Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu việc thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp một cách cơ bản, có hệ thống, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Thanh Hóa.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Phân tích và làm rõ khái niệm, các đặc trưng của vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư, vai trò của vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và tác động của quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với việc thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước và một số nước trên thế giới về thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp.
    - Đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp và thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn vừa qua. Từ đó chỉ ra những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vốn đầu tư; cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thời gian khảo sát thực trạng chủ yếu từ năm 2001 đến năm 2007, các giải pháp được đề xuất thuộc phạm vi quản lý nhà nước cấp tỉnh đến năm 2010 và 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng tổng hợp một số phương pháp như: phân tích, thống kê, so sánh, các phương pháp điều tra trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố của một số tác giả về thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở một số địa phương trong nước và ở một số nước trên thế giới.
    6. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận văn
    Luận văn có những đóng góp sau đây:
    - Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản về bản chất và vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng.
    - Tổng thuật kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở một số tỉnh trong nước và trên thế giới, từ đó rút ra những bài học vận dụng vào điều kiện tỉnh Thanh Hóa.
    - Đánh giá đúng thực tiễn phát triển nông nghiệp và thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
    - Đề xuất được phương hướng và một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...