Luận Văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế Quốc

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế Quốc tế

    MỞ ĐẦU
    Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đảm bảo đủ nhu cầu về vốn đầu tư. Đồng thời muốn có vốn đầu tư lớn và dài hạn đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm trong nước cũng như tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện để tăng tỷ lệ tiết kiệm và từ đó tăng khả năng cung ứng vốn để đầu tư. Đây chính là mối quan hệ nhân quả và là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập quốc dân và cải thiện đời sống người dân.
    Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đã có những bước phát triển nhẩy vọt. Đồng thời các công ty đa quốc gia cũng phát triển rất mạnh, chủ trương của các công ty đa quốc gia là liên kết chiếm vị thế độc quyền sản phẩm. Để thu được lợi nhuận cao nhất, các quốc gia cũng như các công ty đa quốc gia đều muốn xâm nhập xác lập thị phần tại các nước khác. Từ đó xu thế toàn cầu hoá là kết qủa tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước và các khu vực. Tiến trình toàn cầu hoá kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của thị trường thế giới. Sự gia tăng xu hướng này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô thương mại thế giới và sự luân chuyển của các dòng vốn, lao động trên phạm vi toàn cầu.
    Các công ty đa quốc gia để mở rộng kinh doanh quốc tế đều hướng vào những yếu tố :
    ã Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
    2
    ã Lý thuyết thị trường không hoàn hảo
    ã Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm.
    Cả ba lý thuyết này trùng lắp ở một mức độ và có thể bổ xung cho nhau trong việc triển khai một lý do căn bản về phát triển kinh doanh quốc tế.
    Ơû các quốc gia khác nhau, trình độ phát triển, lợi thế đều khác nhau. Các nước đang phát triển nhu cầu cần vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển là vô cùng cần thiết. Do vậy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là kênh huy động vốn rất quan trọng cho tăng trưởng và phát triển đặc biệt những nước bắt đầu phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường quốc tế đều khác nhau giữa các nước do những lợi thế các nước khác nhau như đã trình bày ở trên. Nguồn vốn để tài trợ cho đầu tư bao gồm tiết kiệm trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó huy động vốn đầu tư nước ngoài qua các hình thức :
    1. Đầu tư trực tiếp
    2. Đầu tư gián tiếp
    Đầu tư gián tiếp bao gồm :
    ã Đầu tư chứng khoán
    ã Cho vay thương mại
    ã Viện trợ
    Chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Chúng ta cần phải tiết kiệm nguồn vốn trong nước, đồng thời cũng phải có chính sách hợp lý cho từng thời kỳ, cho từng vùng, từng ngành để thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài :
    Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, song đề tài này sẽ tiếp cận với những số liệu thống kê mới nhất để đánh giá xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới, đánh giá cách tiếp cận của một số nước thu hút lượng vốn lớn đầu tư nước ngoài cũng như phân tích thực trạng thu
    3
    hút vốn tại Việt nam để đề ra những chiến lược thu hút nguồn vốn này cho tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế.
    Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu :
    Đối tượng là dòng vốn đầu tư nước ngoài quốc tế và dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu : dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.
    Phương pháp nghiên cứu
    Để nghiên cứu hiện tượng kinh tế về dòng vốn thu hút đầu tư nước ngoài sử dụng phương pháp nhận thức khoa học. Phép biện chứng duy vật, học thuyết về những mối liên hệ, những quy luật chung nhất của sự phát triển là cơ sở của việc nghiên cứu khoa học. Phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng cho việc nghiên cứu đề tài.
    Những điểm mới của đề tài :
    Đánh giá thực trạng dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và Việt Nam, xu hướng vận động của dòng vốn này trong bối cảnh nền kinh tế cũng như tình hình chính trị hiện nay trên thế giới và Việt nam có rất nhiều thay đổi, đề từ đó đề ra những giải pháp thu hút nguồn vốn này cho phát triển nền bền vững nền kinh tế của Việt Nam.
    Nội dung kết cấu của đề tài :
    Đề tài được chia thành 3 chương :
    Chương 1 : Khái quát lý luận về đầu tư nước ngoài
    Chương 2 : Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
    Chương 3 : Giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    4
    CHƯƠNG 1
    KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
    1 .1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài
    Là sự bỏ vốn của chủ đầu tư vào kinh doanh thương mại quốc tế hoặc kinh doanh một lĩnh vực nào đó ở nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời.
    Đầu tư nước ngoài được xét theo mức độ quản lý của nhà đầu tư vào đối tượng bỏ vốn :
    1.1.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment - FDI )
    Theo quan điểm vĩ mô : Chủ đầu tư trực tiếp đưa vốn và kỹ thuật vào nước nhận đầu tư, thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở thuê mướn, khai thác các yếu tố cơ bản ở nước sở tại như tài nguyên, sức lao động, cơ sở vật chất
    Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia, đầu tư ra nước ngoài.
    Theo quan điểm vi mô : Chủ đầu tư góp một lượng vốn lớn, đủ để họ trực tiếp tham gia vào việc quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn.
    1.1.1.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp
    Có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tùy theo luật đầu tư của các nước và thường có các hình thức sau : hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao ( BOT ) Các hình thức này thường được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt như : khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế, thánh phố mở
    Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( Contractual business cooperation ) là văn bản được ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên ( các bên tham gia ) trong đó quy
    5
    định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà.
    Doanh nghiệp liên doanh ( Joint venture Enterprise ) là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở liên kết của các DN trong và ngoài nước theo luật pháp của nước chủ nhà; các bên tham gia liên doanh sẽ chịu trách nhiệm lẫn nhau trong phạm vi phần vốn góp của mình vào liên doanh.
    Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ( Enterprise With one hundred percent foreign owned capital ) là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Dưới hình thức này cũng có các dạng công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân
    Hợp đồng “ Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao “ ( BOT ) là các văn bản mà chính phủ chủ nhà ký với các nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định đủ để thu hồi vốn, lãi. Khi hết hạn công trình sẽ được nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà mà không đòi bồi hoàn. Có nhiều loại hình tương tự như BOT như : “ Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh – ( BTO ), “ Xây dựng – chuyển giao “ ( BT ).
    1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp :
    Thứ nhất, tỷ lệ vốn của các nhà ĐTNN trong vốn pháp định đạt mức độ tối thiểu theo luật đầu tư của từng quốc gia quy định. Chẳng hạn tại Việt Nam quy định chủ ĐTNN phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, ở Mỹ quy định phải góp tối thiểu 10% vốn pháp định, còn một số nước khác là 20%.
    Thứ hai, các chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về các hoạt động của dự án phù hợp với số vốn mà họ đã bỏ ra. Việc phân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...