Luận Văn Giải pháp thi công vỏ bêtông hầm dẫn nước nhà máy thuỷ điện A Vương

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Giải pháp thi công vỏ bêtông hầm dẫn nước nhà máy thuỷ điện A Vương​

    Information


    Họ và tên sinh viên: Phạm Thanh Tuyền

    Lớp: 46KG Năm thứ: 5

    Ngành: Cơ giới hoá.

    1 - Đầu đề thiết kế: Giải pháp thi công vỏ bêtông hầm dẫn nước nhà máy thuỷ điện A Vương.

    2 – Các số liệu ban đầu làm thiết kế:

    + Chiều dài đường hầm 2000m.

    + Đường kính hầm m.

    3 – Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:

    + Các bước thi công chính hầm ngang dẫn nước.

    + Lựa chọn phương án thi công.

    + Lựa chọn cốp pha.

    + Tính chọn thiết bị đầm chặt bêtông.

    + Tính chọn máy bơm bêtông.

    +Tính thiết kế thiết bị neo buộc cốt thép.

    + Tổ chức thi công.

    4 – Các bản vẽ và đồ thị

    + Bản vẽ mặt bằng chung công trình : 01 bản A1


    + Bản vẽ các bước thi công hầm : 01 bản A1

    + Bản vẽ hình chung cốp pha trượt ngang. : 01 bản A1

    + Bản vẽ thi công bêtông, và bố trí thiết bị đầm : 01 bản A1

    + Bản vẽ thiết bị neo buộc cốt thép . : 01 bản A1

    + Bản vẽ tổ chức thi công : 01 bản A1

    5 – Cán bộ hướng dẫn chính: Nguyễn kiếm Anh.

    Cán bộ phụ đạo từng phần:

    6 – Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: Ngày: tháng năm 2005

    7 – Ngày hoàn thành nhiệm vụ thiết kế: Ngày: . tháng năm 2006


    CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP


    NGUYỄN KIẾM ANH.


    Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp đã được

    Bộ môn thông qua: ngày: . tháng: . năm 2005

    TRƯỞNG BỘ MÔN


    Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án cho

    Bộ môn Ngày tháng năm 2005

    SINH VIÊN THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP


    PHẠM THANH TUYỀN




    CHƯƠNG 1


    I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN A VƯƠNG VÀ HẦM DẪN NƯỚC CỦA NHÀ MÁY

    Ngày nay năng lượng điện là nhu cầu không thể thiếu với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nó không chỉ phục vụ nhu cầu năng lượng trong sản xuất, trong sinh hoạt mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thúc đẩy văn hóa, kinh tế, chính trị và sự giao lưu giữa các nền văn minh trên thế giới.Với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa của nhân loại nói chung, nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng cao, đòi hỏi phải có nguồn cung cấp dồi dào để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong những năm gần đây nhà nước và chính phủ ta đã cho xây dựng những nhà máy thủy điện và nhiệt điện trên khắp mọi miền của tổ quốc để tăng thêm khả năng cung cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt và trong sản xuất của nhân dân ta Trong khi nguồn than và khí đốt dùng trong các nhà máy nhiệt điện ngày càng khan hiếm và khai thác mất nhiều sức lao động. Mặt khác nguồn nhiên liệu này khi dùng trong các nhà máy nhiệt điện sẽ làm ô nhiễm môi trường. Việt Nam ta là nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nên mưa nhiều và có hệ thống sông ngòi dày đặc, và có tiềm năng về thủy điện rất lớn, với các hệ thống sông như: sông Đà, sông Đồng Nai, sông Sê San, hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn.

    Chính vì vậy việc xây dựng nhà máy thủy điện A Vương trên hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn là một chính sách đúng đắn và hợp lí của Đảng, nhà nước và chính phủ ta. Công trình thủy điện này sau khi đi vào hoạt động sẽ phát điện lên hệ thống điện lưới quốc gia và cung cấp bổ sung, điều tiết nước ngọt đẩy mặn về mùa kiệt và làm chậm lũ cho khu vực hạ lưu công trình. đây là công trình có nhiều ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước tại tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực miền trung nói chung. Công trình này sau khi hoàn thành không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, mở ra hướng phát triển kinh tế dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và các vùng phía tây của dãy Trường Sơn.

    Công trình thuỷ điện A Vương là một trong số 8 dự án thuỷ điện trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, hệ thống sông có tiềm năng rất lớn về thuỷ điện của Việt Nam, xếp thứ 4 về tiềm năng thuỷ điện ở nước ta, sau hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai và sông Sê San. Nằm trên địa bàn xã Ma Cooih, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

    Công trình thuỷ điện A Vương gồm có đập tràn và đập dâng, tuyến năng lượng và nhà máy thuỷ điện gồm 2 tổ máy với tổng công suất 210 MW và điện lượng trung bình nhiều năm là 815 triệu Kwh.

    Công trình thuỷ điện A Vương sau khi đưa vào hoạt động sẽ phát điện lên hệ thống điện lưới quốc gia và cung cấp bổ sung, điều tiết nước ngọt đẩy mặn về mùa kiệt và làm chậm lũ cho khu vực hạ lưu công trình. đây là công trình có nhiều ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước tại tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực miền trung nói chung. Công trình này sau khi hoàn thành không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, mở ra hướng phát triển kinh tế dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và các vùng phía tây của dãy Trường Sơn.

    Nước cung cấp cho nhà máy thuỷ điện hoạt động được lấy từ hồ chứa nước thông qua đường hầm dẫn nước có chiều dài 5.993 mét và đường kính 5.2 mét.

    Tháp điều áp nước cho nhà máy được bố trí cách cửa lấy nước 5.062,5 mét.


    1. Đặc điểm địa hình khu vực xây dựng công trình thuỷ điện A Vương

    Công trình thuỷ điện A Vương được xây dựng trên địa bàn huyện miền núi Đông Giang tỉnh Quảng Nam nằm sát với tỉnh Thừa Thiên –Huế. địa hình trong khu vực có dạng sườn mái dốc từ 20- 30°. đường thi công vận chuyển bê tông bằng xe Mix có độ dốc i<=15° không đi được trong điều kiện thời tiết trời mưa trơn. Khu vực thi công có độ cao so với khu vực tương đối lớn, nguồn nước đảm bảo thi công khó khăn. nước dùng trong thi công phải bơm và vận chuyển với độ cao cột nước H nước= 90m

    2. Điều kiện khí hậu trong khu vực:

    - mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, tuy nhiên thường không ổn định và mưa nắng thất thường.

    - Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 với lượng mưa trung bình cao Qmax=300 mm, chiếm tới 75-80% lượng mưa trung hàng năm (lượng mưa trung bình hằng năm là 3840mm/năm), vì vậy rất khó khăn cho công tác thi công. đặc biệt là thi công đổ bê tông vì cần phải có bạt che khi thi công trong điều kiện trời mưa.

    - Độ ẩm trung bình là 80-85%

    II. KẾT CẤU VÀ THÔNG SỐ ĐƯỜNG HẦM ÁP LỰC:

    Hầm áp lực được thiết kế gồm có các bộ phận sau:

    Hầm có độ dốc i=0.0071. Tháp điều áp được bố trí trên hầm áp lực và cách cửa lấy nước 5062,5m ,cũng được thi công bằng bê tông cốt thép . Tháp có chiều cao 106m kể cả buồng trên và thân giếng , đường kính trung bình tháp 10m ,công dụng chính của tháp là làm giảm áp lực nước trong hầm dẫn nước.

    Với kết cấu có dạng hình tròn , khu vực thi công là khu vực đồi núi lên ta lựa chọn phương pháp thi công là phương pháp nổ mìn , cụ thể được trình bầy trong các chương tiếp theo.
     
Đang tải...