Thạc Sĩ Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Lào Cai

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Lào Cai
    Trong nhiều năm qua lao động thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam có tỷ lệ tương đối cao, nhất là lao động thanh niên thuộc thành phần DTTS. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó tình trạng không có việc làm ở khu vực thành thị là 4,43% và nông thôn là 2,27% [1]. Điều đáng nói là hơn 1/2 tỷ lệ thất nghiệp này nằm chủ yếu ở độ tuổi thanh niên và chủ yếu là thanh niên DTTS. Báo cáo điều tra của SAVY II, hơn 80% thanh niên nông thôn thất nghiệp, khoảng 2/3 con số này nằm ở khu vực miền núi và tập trung chủ yếu ở thanh niên dân tộc tiểu số [2].
    Thực trạng là vậy, nhưng giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS là một “bài toán khó” đòi hỏi các cấp, các ngành phải cùng vào cuộc để tháo gỡ khó khăn. Rất nhiều thanh niên DTTS mong muốn có nghề để nâng cao thu nhập. Họ dễ dàng chấp nhận “ly hương lập nghiệp”, tuy vậy, khi di dời đến thành phố kiếm việc làm lại gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về trình độ, kỹ năng, khả năng tiếp thu nắm bắt, chất lượng công việc cũng như chế độ lương bổng
    Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam. Là tỉnh có quy mô dân số gần 60 vạn người với số người trong độ tuổi lao động là 37 vạn người (chiếm 61,67%). Lao động nông thôn của tỉnh Lào Cai hiện nay là 72% trong đó DTTS chiếm 64,1%. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn chỉ đạt 82,2% năm 2010 [1]. Lào Cai có tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị rất cao. Theo tính toán của Bộ LĐTBXH bình quân mỗi năm Lào Cai có khoảng 2.660 người không có việc làm và phần lớn tập trung vào lứa tuổi thanh niên chủ yếu là thanh niên DTTS.
    Trong những năm qua Lào Cai cũng đã có rất nhiều chương trình/dự án tạo việc làm cho thanh niên, một số gắn với chương trình 135, 30a một số khác là chủ trương của tỉnh như: Chỉ thị số 36/CT-TU, Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ, và nhiều hoạt động khác của tỉnh, sở LĐTB-XH và tỉnh đoàn nhưng kết quả chưa cao. Vậy: Giải pháp đang thực hiện đã đúng và đầy đủ chưa? Nguyên nhân tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên DTTS ở tỉnh vẫn cao? “Thanh niên DTTS đang thất nghiệp do thiếu việc làm thật sự hay do thiếu tay nghề? Giải quyết việc làm nên giải quyết tại chỗ hay nhất định phải ly hương lập nghiệp?” Để làm rõ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Lào Cai”.

    MỤC LỤC


    1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 3
    1.2.1 Mục tiêu chung. 3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 3
    1.3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu. 3
    1.3.1 . Đối tượng nghiên cứu. 3
    1.3.2 . Phạm vi nghiên cứu. 3
    2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ 4
    2.1 Cơ sở lý luận. 4
    2.1.1 . Khái niên về tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. 4
    2.1.2 . Vai trò tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. 9
    2.1.3 . Đặc điểm của tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. 10
    2.1.4 Nội dung nghiên cứu tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. 11
    2.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. 19
    2.2 Cơ sở thực tiễn giải pháp tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số. 22
    2.2.1 Kinh nghiệm một số nước về vấn dề việc làm của thanh niên. 22
    2.2.2 . Tình hình thiếu việc làm, thất nghiệp ở thanh niên, giải pháp tạo việc làm cho thanh niên ở Việt Nam 26
    2.2.3 . Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số ở một số địa phương trong nước. 28
    3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 34
    3.1.1 . Điều kiện tự nhiên. 34
    3.1.2 Điều kiện kinh tế. 39
    3.2 Phương pháp nghiên cứu. 46
    3.2.1 . Phương pháp tiếp cận. 46
    3.2.3 . Phương pháp thu thập số liệu. 47
    3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích. 49
    3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu. 50
    3.2.6 Phương pháp phân tích. 51
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
    4.1 Thực trạng lao động thanh niên DTTS tỉnh Lào Cai 53
    4.1.1 . Số lượng lao động lứa tuổi thanh niên vùng DTTS tỉnh Lào Cai 53
    4.1.2 Thực trạng lao động thanh niên DTTS theo nghành nghề. 53
    4.1.4 Thực trạng lao động thanh niên DTTS theo trình độ. 58
    4.2 . Nội dung nghiên cứu tạo việc làm cho thanh niên DTTS. 61
    4.2.1 . Đào tạo nghề cho lao động thanh niên DTTS. 61
    4.2.2 . Tạo việc làm tại chỗ, thu hút lực lượng lao động tham gia. 61
    4.2.3 . Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động trong và ngoài nước cho thanh niên dân tộc thiểu số sau khi đã qua đào tạo qua các kênh: 61
    4.2.4 . Hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất kinh tế hộ. 61
    4.2.5 . Cũng cố, nâng cao năng lực hoạt động khuyến nông- khuyến lâm của các địa phương 61
    4.2.2 . Những khó khăn trong thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS 61
    4.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tạo việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Lào Cai. 61
    4.3.1 . Văn hóa. 61
    4.3.2 . thành phần dân tộc. 61
    4.3.3 . giới tính. 61
    4.3.4 . TRình độ chuyên môn. 61
    4.3.5 . các sở đào tạo nghề. 62
    4.3.6 . Chính sách của Nhà nước. 62
    4.3.7. 62
    4.4 Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS trong thời gian tới 62
    5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
    5.1 Kết luận. 63
    5.2 Kiến nghị 63
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...