Luận Văn Giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
    Phân hoá giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng và nới rộng khoảng cách là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường. Đặc biệt ở nước ta, quá trình chuyển sang kinh tế thị trường với xuất phát điểm nghèo nàn và lạc hậu thì tình trạng đó nghèo lại càng không thể tránh kỏi. Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện nay cả nước có trên 3,2 triệu hộ nghèo đói, với khoảng trên 15 triệu người nghèo đói. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nhưng phải kể hơn cả, là thiếu vốn và kỹ thuật làm ăn.
    Vốn cho người nghèo đang là một nghị sự nóng hổi trên văn đàn kinh tế. Giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.
    Trong các năm qua, tuy đã có khá nhiều biện pháp hỗ trợ vốn cho người nghèo nhưng thực trạng mà đánh giá, vốn chuyển tải đến với người nghèo chưa được bao nhiêu và hiệu quả sử dụng chưa cao. Một số công trình nghiên cứu và luận cứ khoa học gần đây đã làm sáng tỏ khá nhiều vấn đề lo vốn cho người nghèo; cung cấp được nhiều tư liệu bổ ích tạo luận cứ cho việc đổi mới chính sách vốn đối với người nghèo. Tuy vậy, nhìn tổng thể và trước những yêu cầu đặt ra thì quả thực còn nhiều mặt cần được đề cập để đi đến đưa ra những giải pháp cơ bản, lâu dài cho việc hỗ trợ vốn làm ăn tới người nghèo ở nước ta.
    Vì vậy bằng kiến thức còn hạn chế của mình và được sự hướng dẫn giúp đỡ của Thạc sĩ Đặng Ngọc Đức em lựa chọn nghiên cứu đề tài : "Giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta" .
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án.
    Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản : kinh tế thị trường và tính tất yếu nghèo đói trong nền kinh tế thị trường, vốn cho người nghèo và cơ chế sử dụng trong nền kinh tế thị trường về mặt lý luận cũng như thực trạng ở nước ta thời gian qua mà tác giả đúc rút và đưa ra các giải pháp về vốn giảm nghèo ở nước ta hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Luận án lấy vấn đề vốn và sự vận động của vốn cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nước ta để làm đối tượng nghiên cứu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu trong thời gian quá độ chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta. Có một số dẫn liệu ngoài nước để chắt lọc và điều kiện trong nước.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử có kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, xử lý hệ thống mô hình hoá, thực chứng và các phương pháp khác của nghiên cứu khoa học kinh tế.
    - Chương 1 : Vốn hỗ trợ giảm nghèo đói trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta,
    - Chương 2 : Thực trạng việc tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo ở nước ta thời gian vừa qua - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho người nghèo vay vốn,
    - Chương 3 : Các giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo ở nước ta,


    KẾT LUẬN

    Tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo là vấn đề thời sự nóng hổi song nhiều khó khăn hiện nay ở nước ta. Qua toàn bộ những luận đề được trình bày, luận án đã giải quyết cơ bản các yêu cầu của đề tài nghiên cứu đặt ra, thể hiện trên các nội dung sau :
    1. Khái quát hoá những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường, bao gồm : đặc trưng kinh tế thị trường và ưu khuyết tật của nó, vai trò điều tiết của Nhà nước và cơ chế sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường. Từ sự phân tích đi đến kết luận : đói nghèo là tất yếu khách quan ở nước ta hiện nay và có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo song suy cho cùng là do thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Phân tích các phương thức hỗ trợ vốn cho người nghèo, luận án chỉ rõ, để sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo hiệu quả thì mọi nguồn vốn phải qua tác động của kênh tín dụng, giảm dần tài trợ cấp phát cho người nghèo.
    2. Phân tích và đánh giá thực trạng đói nghèo và việc hỗ trợ vốn cho người nghèo thời gian vừa qua trên cả hai phương thức : cấp phát và cho vay; từ 3 loại nguồn : ngân sách, tín dụng ngân hàng và nguồn của các tổ chức cộng đồng. Luận án đã chỉ rõ hiệu quả một số tồn tại và nguyên nhân dẫn đến của từng phương thức tài trợ và từng kênh tài trợ. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm hỗ trợ vốn cho người nghèo ở một số nước trong khu vực, luận án rút ra một số vấn đề có thể vận dụng vào Việt nam.
    3. Trình bày và phân tích rõ hệ thống các quan điểm hỗ trợ vốn cho người nghèo. Các quan điểm này được đặt ra trên cơ sở các luận cứ khoa học cũng như điều kiện thực tiễn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta.
    4. Đề xuất hệ thống giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta, bao gồm 2 giải pháp lớn : 1/ Hoàn thiện và phát triển ngân hàng phục vụ người nghèo lên một cấp độ mới và tách khỏi hệ thống ngân hàng nông nghiệp; 2/ Khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo thông qua các chương trình dự án quốc gia và tổ chức cộng đồng. Những giải pháp này sẽ đảm bảo tính khả thi đồng thời với việc hoàn thiện và phát triển hệ thống tài chính vi mô ở nước ta.
    Tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo đang là một nghị sự đồ sộ trên văn đàn kinh tế. Chúng ta không thể hy vọng một sớm một chiều có thể giải quyết được. Bởi vậy, để góp phần sớm giải được bài toán về vốn cho người nghèo, tác giả luận án kỳ vọng các giải pháp đề xuất sớm được nghiên cứu và áp dụng. Tuy nhiên với dung lượng nghiên cứu của một công trình khoa học, ắt rằng luận án không thể tránh khỏi những mặt hạn chế. Tác giả mong nhận được nhiều chỉ dẫn và góp ý của các nhà khoa học, cán bộ quản lý và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện luận án tốt hơn.
     
Đang tải...