Luận Văn Giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
    Phân hoá giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng và nới rộng khoảng cách là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường. Đặc biệt ở nước ta, quá trình chuyển sang kinh tế thị trường với xuất phát điểm nghèo nàn và lạc hậu thì tình trạng đó nghèo lại càng không thể tránh kỏi. Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện nay cả nước có trên 3,2 triệu hộ nghèo đói, với khoảng trên 15 triệu người nghèo đói. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nhưng phải kể hơn cả, là thiếu vốn và kỹ thuật làm ăn.
    Vốn cho người nghèo đang là một nghị sự nóng hổi trên văn đàn kinh tế. Giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.
    Trong các năm qua, tuy đã có khá nhiều biện pháp hỗ trợ vốn cho người nghèo nhưng thực trạng mà đánh giá, vốn chuyển tải đến với người nghèo chưa được bao nhiêu và hiệu quả sử dụng chưa cao. Một số công trình nghiên cứu và luận cứ khoa học gần đây đã làm sáng tỏ khá nhiều vấn đề lo vốn cho người nghèo; cung cấp được nhiều tư liệu bổ ích tạo luận cứ cho việc đổi mới chính sách vốn đối với người nghèo. Tuy vậy, nhìn tổng thể và trước những yêu cầu đặt ra thì quả thực còn nhiều mặt cần được đề cập để đi đến đưa ra những giải pháp cơ bản, lâu dài cho việc hỗ trợ vốn làm ăn tới người nghèo ở nước ta.
    Vì vậy bằng kiến thức còn hạn chế của mình và được sự hướng dẫn giúp đỡ của Thạc sĩ Đặng Ngọc Đức em lựa chọn nghiên cứu đề tài : "Giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo trong điều kiện hiện nay ở nước ta" .
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án.
    Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản : kinh tế thị trường và tính tất yếu nghèo đói trong nền kinh tế thị trường, vốn cho người nghèo và cơ chế sử dụng trong nền kinh tế thị trường về mặt lý luận cũng như thực trạng ở nước ta thời gian qua mà tác giả đúc rút và đưa ra các giải pháp về vốn giảm nghèo ở nước ta hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Luận án lấy vấn đề vốn và sự vận động của vốn cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nước ta để làm đối tượng nghiên cứu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu trong thời gian quá độ chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta. Có một số dẫn liệu ngoài nước để chắt lọc và điều kiện trong nước.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử có kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, xử lý hệ thống mô hình hoá, thực chứng và các phương pháp khác của nghiên cứu khoa học kinh tế.
    - Chương 1 : Vốn hỗ trợ giảm nghèo đói trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta,
    - Chương 2 : Thực trạng việc tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo ở nước ta thời gian vừa qua - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho người nghèo vay vốn,
    - Chương 3 : Các giải pháp tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ giảm nghèo ở nước ta,


    PHẦN 1

    VỐN HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO ĐÓI TRONG ĐIỀU KIỆN

    KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA.1.1. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHỮNG ƯU, KHUYẾT TẬT CỦA NÓ - VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
    1.1.1. Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở Việt nam.
    Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá đã phát triển tới trình độ cao, khi mà các quan hệ tiền tệ, giá cả, thị trường trở thành yếu tố chủ đạo cấu thành cơ chế vận hành của nền kinh tế và kể cả xã hội; và ở đây, quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá được vận động tự do bởi thống trị của nguyên tắc tự do cạnh tranh.
    Như vậy, kinh tế thị trường về bản chất là kinh tế hàng hoá, song nó khác với kinh tế hàng hoá là ở chỗ :
    Một là, trong nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung, các chức năng vốn có của tiền chưa thể phát huy một cách đầy đủ. Trong khi đó, với nền kinh tế thị trường, tiền tệ đã xuyên suốt mọi mối quan kinh tế và cả xã hội; hay nói cách khác, kinh tế thị trường là kinh tế tiền tệ.
    Hai là, trong nền kinh tế hàng hoá, lợi nhuận chưa phải là mục đích tối thượng của hoạt động kinh tế mà người ta quan tâm hàng đầu là giá trị của nó. Ngược lại, trong nền kinh tế thị
    trường, lợi nhuận là mục tiêu tối thượng của hoạt động kinh tế, còn giá trị là động cơ của hoạt động kinh tế đó mà thôi.
    Ba là, trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường chỉ mới xuất hiện trong phạm vi thị trường hàng hoá là chủ yếu, các loại thị trường khác chưa được phát triển hoặc mới chỉ hình thành ở dạng sơ khai. Ngược lại, trong nền kinh tế thị trường, ngoài thị trường hàng hoá thì còn có thị trường lao động, thị trường tài chính tiền tệ, .
    Trong nền kinh tế thị trường những vấn đề cơ bản của sản xuất, kinh doanh đều được quyết định dựa trên quan hệ thị trường giữa người mua và người bán. Để sản xuất trong nền kinh tế thị trường phải giải quyết được 3 vấn đề, đó là : sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Ở đây, việc sản xuất cái gì được xác lập căn cứ vào nhu cầu của xã hội thông qua thị trường. Vấn đề sản xuất như thế nào, được giải quyết có hiệu quả thông qua sức ép cạnh tranh trên thị trường. Và cuối cùng, sản xuất cho ai cũng được giải quyết thông qua sự vận động của các hình thức giá trị (tạo thành sức mua) theo những quy luật kinh tế khách quan của thị trường.
    Nói đến kinh tế thị trường là nói đến tự do cạnh tranh. Đó là động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế phát triển. Có thể nói, kinh tế thị trường đồng nghĩa với tự do phát triển kinh tế, quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường là quan hệ độc lập bình đẳng, thuận mua vừa bán. Luận đề này đã được nhận rõ thông qua lý thuyết "bàn tay vô hình" và cơ chế thị trường tự điều chỉnh của A.Smith. Theo ông, kinh tế thị trường là nền kinh tế có cơ chế điều tiết cạnh tranh tự do dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân. Bởi vậy, bất kỳ một sự can thiệp nào của Nhà nước mà tác động làm méo mó cơ chế cạnh tranh tự do đó, đều là lực cản sự phát triển kinh tế.
     
Đang tải...