Luận Văn giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân viên tại công ty Thiên tân

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài:
    Trong thời đại phát triển và cạnh tranh gay gắt, thế giới dường như nhỏ bé hơn, các quốc gia cũng gần nhau hơn, thì một doanh nghiệp dù đang trong tình trạng "hoạt động tốt" thì cũng không thể đứng mãi ở một vị trí và không tiến lên phía trước. Đây là điều hiển nhiên áp dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh, với rất nhiều trách nhiệm đối với các bên liên quan như công nhân viên, ban lãnh đạo, cổ đông và đối tác hoặc bên có liên quan khác. Rõ ràng, việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực quản lý là một điều bắt buộc đối với mỗi một doanh nghiệp. Trong số rất nhiều các nguồn lực như Nguồn nhân lực, Tài chính, Trang thiết bị và máy móc, Thông tin, Thời gian, và Văn hóa Công ty (hoặc các tài sản vô hình), "Nguồn nhân lực" được xem là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Đặc biệt hơn khi xã hội đang trong tiến trình phát triển sang nền kinh tế tri thức, nhân tố con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức không thể nào đạt được mục tiêu đã định sẵn. Hiệu suất của nhân sự là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của tổ chức.
    Đặc biệt, tại Việt Nam, trong những năm gần đây khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp thì con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên họ đã không ngừng hoàn thiện chính sách phát triển về nhân lực. Quản trị nhân lực là quản lý con người bao gồm nhiều khía cạnh: Tuyển dụng; đào tạo; huấn luyện; đánh giá công việc; soạn thảo các chính sách lương thưởng; các chế độ đãi ngộ lao động nhưng một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các chuyên gia quản trị nhân sự không thể bỏ qua là làm cách nào để tạo động lực làm việc cho công nhân viên để từ đó khuyến khích công nhân viên làm việc đạt hiệu quả tối đa, đồng thời thu hút nhân tài về làm việc cho doanh nghiệp mà không để họ thấp thỏm với tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”. Để quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực thật không đơn giản, điều đó đòi hỏi nghệ thuật của người lãnh đạo. Trên thực tế, đã có rất nhiều biện pháp về tạo động lực làm việc được các nhà quản lý áp dụng như: Tăng lương thưởng và phúc lợi; tạo nên môi trường làm việc thoải mái cho công nhân viên; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên; tạo điều kiện thăng tiến trong công việc nhưng không phải nhà quản lý nào cũng đạt được kết quả mong muốn khi áp dụng các biện pháp này. Bởi lẽ, đối tượng của quản trị nhân sự chính là con người mà mỗi người lại có những nhu cầu khác nhau, rất đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi theo thời gian. Do đó, nhà quản trị cần phải thường xuyên quan tâm, chú ý đến việc sử dụng các biện pháp tạo động lực sao cho phù hợp với từng thời kỳ, với từng công nhân viên của mình.
    Từ những lý do trên và trong thời gian thực tập tại Công ty Thiên Tân – Huế, em đã chọn đề tài “ Giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân viên tại công ty Thiên Tân – Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    2.1 Mục tiêu tổng quát:
    Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng việc tạo động lực làm việc cho công nhân viên tại công ty Thiên Tân – Huế, để đưa ra cac giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho công nhân viên giúp công ty ngày càng phát triễn vững mạnh hơn.
    2.2 Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho công nhân viên.
    - Tìm hiểu những yếu tố cấu thành động lực làm việc cho công nhân viên tại công ty Thiên Tân – Huế.
    - Đo lường ý kiến đánh giá của công nhân viên về các yếu tố tạo động lực làm việc cho công nhân viên (môi trường làm việc, lương thưởng và phúc lợi, an toàn công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, sự hấp dẫn của bản thân công việc và thăng tiến phát triển) và mức độ hài lòng của công nhân viên đối với công ty Thiên Tân – Huế.
    Đưa ra một số giải pháp về tạo động lực làm việc nhằm giúp ban lãnh đạo công ty nâng cao động lực làm việc của công nhân viên để đạt hiệu quả tối ưu.
    MỤC LỤC
    Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1. Lý do chọn đề tài:. 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu:. 2
    2.1 Mục tiêu tổng quát:. 2
    2.2 Mục tiêu cụ thể:. 2
    2.3 Câu hỏi nghiên cứu:. 3
    2.4 Giả thuyết nghiên cứu:. 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:. 3
    3.1 Đối tượng nghiên cứu:. 3
    3.2 Phạm vi nghiên cứu:. 3
    4. Phương pháp nghiên cứu:. 4
    4.1 Phương pháp thu thập dữ liêu:. 4
    4.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu:. 5
    4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:. 6
    5. Kết cấu của đề tài:. 8
    Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
    Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 10
    1.1. Cơ sở lý luận:. 10
    1.1.1.Lý thuyết về động cơ làm việc:. 10
    1.1.1.1. Khái niệm động lực làm việc:. 10
    1.1.1.2. Khái niệm tạo động lực làm việc:. 11
    1.1.1.3 Các yếu tố tạo nên động lực làm việc:. 12
    1.1.1.4 Các cách thức tạo động lực làm việc cho công nhân viên:. 12
    1.1.1.5 Vai trò của tạo động lực làm việc cho công nhân viên:. 14
    1.1.2. Các học thuyết tạo động lực trong lao động:. 15
    1.1.2.1. Hệ thống nhu cầu của Maslow:. 15
    1.1.2.2. Học thuyết tăng cường tích cực của B.F. Skinner:. 19
    1.1.2.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom:. 20
    1.1.2.4. Học thuyết công bằng của J. Stacy Adams:. 21
    1.1.2.5. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F. Herberg:. 22
    1.1.2.6. Học thuyết đặt mục tiêu của các nhà nghiên cứu của Edwin Lo>1.1.3. Mô hình nghiên cứu:. 25
    1.1.3.1. Lương thưởng và phúc lợi:. 26
    1.1.3.2. Môi trường làm việc:. 28
    1.1.3.3. An toàn công việc:. 29
    1.1.3.4. Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên:. 29
    1.1.3.5. Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp:. 31
    1.1.3.6. Sự hấp dẫn của bản thân công việc:. 32
    1.2. Cơ sở thực tiễn:. 33
    1.2.1. Thực tiễn công tác tạo động lực làm việc cho công nhân viên trên thế giới và trong nước: 33
    1.2.2. Một số nghiên cứu liên quan đến tạo động lực làm việc cho công nhân viên:. 36
    Chương 2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của công nhân viên tại công ty Thiên Tân – Huế. 39
    2.1 Tổng quan về công ty Thiên Tân:. 39
    2.1.1 Giới thiệu về công ty:. 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...