Thạc Sĩ Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tài chính quốc gia là một khâu trọng yếu trong việc Nhà nước thực hiện vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; trong đó, quản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Trong điều kiện cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý thay đổi thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói chung và công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng phải đổi mới. Do vậy, cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương cũng cần được cải tiến trên một số mặt nhất định.

    Huyện Bố Trạch, là một trong bảy huyện, thành phố của tỉnh Quảng Bình, có 28 xã và 2 thị trấn với diện tích gần 2.125 km2, dân số năm 2007 là 17,65 vạn người. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2002-2007 là 8.5%. Quản lý thu Ngân sách nhà nước trên điạ bàn, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối đã được chú trọng cải tiến. Tuy nhiên, việc quản lý còn thiếu tập trung, thống nhất; nhiều nguồn lực tài chính không được động viên vào Ngân sách Nhà nước; chính quyền cấp xã và một số đơn vị có liên quan còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và coi đó là nhiệm vụ của riêng ngành thuế; nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm chưa đảm bảo tự cân đối chi, chủ yếu là từ nguồn cấp quyền sử dụng đất. Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết.

    Xuất phát từ đó, vấn đề “Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.

    2. Mục đích của đề tài

    2.1. Mục tiêu chung

    Dựa trên cơ sở lý luận về thu Ngân sách nhà nước và kết quả phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn, đề xuất các giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

    2.2. Mục tiêu cụ thể

    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về NSNN, thu ngân sách và cân đối ngân sách làm cơ sở khoa học cho đề tài luận văn;

    - Phân tích đánh giá thực trạng thu trong cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn nghiên cứu trong thời kỳ 2005 – 2008;

    - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu ngân sách và tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ mới đến năm 2015.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    3.1. Phương pháp thu thập số liệu

    3.1.1. Số liệu thứ cấp

    Được thu thập từ Phòng Tài chính – kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên – Môi trường, văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện giai đoạn 2005 – 2008 nhằm đánh giá thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn và công tác quản lý thu ngân sách giai đoạn 2005 – 2008.

    3.1.2. Số liệu sơ cấp

    Được thu thập từ việc điều tra các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại 28/30 xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác thu ngân sách để đánh giá thực trạng công tác quản lý và phát triển các nguồn thu. Ngoài ra, Luận văn còn tiến hành thu thập thông tin từ các chủ doanh nghiệp trực thuộc Chi cục thuế quản lý thu để so sánh sự khác biệt giữa đối tượng quản lý Nhà nước và đối tượng nộp ngân sách trong việc đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách. Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra do người được phỏng vấn tự điền thông tin. Nhờ đó có thể đánh giá các vấn đề có tính chất định tính liên quan đến công tác thu ngân sách trên địa bàn.

    3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

    Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau. Các số liệu được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng.

    3.3. Phương pháp phân tích

    - Dùng phương pháp thống kê mô tả để xác định xu hướng biến động của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác thu ngân sách;

    - Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và thống kê toán để phân tích, đánh giá và kiểm định thực trạng thu trong cân đối ngân sách trên cơ sở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được tổng hợp.

    3.4. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo

    Ngoài những phương pháp kể trên, Luận văn còn thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác thu ngân sách như: Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện và cấp xã, các cán bộ làm công tác tài chính lâu năm, Giám đốc các doanh nghiệp và công ty TNHH trực thuộc Chi cục thuế quản lý thu để có căn cứ khoa học cho việc rút ra các kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu

    - Nội dung nghiên cứu: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn nghiên cứu.

    - Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn thu trong cân đối ngân sách.

    4.2. Phạm vi nghiên cứu

    - Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

    - Phạm vi thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2005 – 2008 và đề xuất giải pháp đến năm 2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...