Thạc Sĩ Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Để hoàn thành luận văn này tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại
    học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô giáo đã giảng dạy
    và giúp đỡ tận tình về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt khóa đào tạo thạc sỹ
    chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trường Đại học Kinh tế.
    Tôi cũng rất biết ơn sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của lãnh đạo
    HĐND-UBND huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnhcác phòng, ban, ngành, đơn vị
    trên địa bàn huyện, các đồng nghiệp, học viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
    cho tôi hoàn thành khóa học.
    Đặc biệt, tôi rất biết ơn côPGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh - Giảng viên
    Trường Đại học Kinh tế, trường Đại học Quốc gia Hà Nội là người đã trực
    tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
    Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng đây là một đề
    tài rộng, bên cạnh đó thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên luận văn
    không tránh khỏi những thiếu sót. rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
    các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả để luận văn được hoàn
    thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn./.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Đức Thọ, tháng năm 2015
    Tác giả


    Phạm Thị Vân Anh
    MỤC LỤC

    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
    VẤN ĐỀ VỀ TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN . 4
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
    1.2 Một số vấn đề về tăng thu ngân sách nhà nước cấp huyện . 9
    1.2.1 . 9
    Thu ngân sách nhà nước cấp Huyện . 9
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU 25
    2.1. Phương pháp nghiên cứu . 25
    2.1.1. Phương pháp thống kê mô tả 25
    2.1.2. Phương pháp phân tích . 25
    2.1.3. Phương pháp phân tích so sánh . 25
    2.1.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu . 26
    2.1.5. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo . 26
    2.1.6. Phương pháp khảo sát điều tra 26
    2. Nguồn tư liệu 27
    2.3. Qui trình nghiên cứu 28
    2.4. Địa điểm nghiên cứu . 31
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
    BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 32
    3.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội và cơ chế thu NSNN của Huyện Đức
    Thọ, tỉnh Hà Tĩnh . 32
    3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 32
    3.1.2 Đặc điểm nguồn lực phát triển KTXH . 34
    3.1.3 Cơ chế phân cấp quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Đức Thọ, Hà
    Tĩnh 36
    3.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nước huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh giai đoạn
    2010 -2014 . 38
    3.2.1 Tình hình thực hiện các nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện so với
    dự toán giai đoạn 2010-2014 38
    3.2.2. Một số nguồn thu chiếm tỷ lệ lớn của NSNN Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh
    từ 2010-2014 45
    3.2.3. Tác động của thu ngân sách đối với phát triển kinh tế xã hội huyện Đức
    Thọ, Hà Tĩnh 52
    3.3. Đánh giá tình hình thực hiện thu NSNN của Huyện Đức Thọ giai đoạn
    2010-2014 55
    3.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân . 55
    3.3.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. . 57
    3.4. Đánh giá chung 61
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN
    ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ, HÀ TĨNH 64
    4.1 Mục tiêu của cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 của Chính phủ 64
    4.1.1. Mục tiêu tổng quát 64
    4.1.2. Mục tiêu cụ thể . 64
    4.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đến năm
    2020 . 65
    4.2.1 Mục tiêu tổng quát . 65
    4.2.2. Mục tiêu cụ thể để năm 2020 65
    4.2.3. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 . 66
    4.3 Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Đức Thọ, Hà
    Tĩnh 67
    4.3.1 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu ngân sách của Huyện . 68
    4.3.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các nguồn thu trên địa
    bàn đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời, đặc biệt tập trung cho các khoản thu
    chiếm tỷ trọng lớn như: 69
    4.3.3. Giải pháp về hoàn thiện và cải tiến công tác tổ chức cán bộ và bộ máy
    quản lý thu thuế 73
    4.3.4 Giải pháp về tăng cường công tác vận động, giáo dục, tuyên truyền về
    thuế 74
    4.3.5. Cải cách thủ tục hành chính: . 75
    4.3.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện
    chế độ khen thưởng 77
    4.3.7. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để phát triển
    kinh tế bền vững nhằm tăng nguồn thu từ nội tại bản thân nền kinh tế, giải
    pháp thực hiện cụ thể cho từng ngành 80
    4.3.8. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách . 81
    PHẦN THỨ BA . 82
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 i

    DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 NSNN Ngân sách nhà nước
    2 NSĐP Ngân sách địa phương
    3 UBND Uỷ ban nhân dân
    4 HĐND Hội đồng nhân dân
    5 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
    6 QD Quốc doanh
    7 NQD Ngoài quốc doanh
    8 KTXH Kinh tế xã hội




    ii

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 3.1: Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2010 của Huyện Đức Thọ, Hà
    Tĩnh 3333
    Bảng 3.2: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
    Thọ giai đoạn 2010 – 2014 . 3939
    Bảng 3.3: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
    Thọ giai năm 2010 . 4040
    Bảng 3.4: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
    Thọ năm 2011 4141
    Bảng 3.5: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
    Thọ giai năm 2012 . 4242
    Bảng 3.6: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
    Thọ năm 2013 4343
    Bảng 3.7: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
    Thọ năm 2014 4444
    Bảng 3.8: Tình hình thực hiện thu thuế Ngoài quốc doanh so với dự toán giai
    đoạn 2010 - 2014 4646
    Bảng 3.9: Tình hình thực hiện thu phí và lệ phí so với dự toán được giao của
    huyện Đức Thọ 2010 – 2014 4848
    Bảng 3.10: Công tác tổ chức cấp quyền sử dụng đất của huyện Đức Thọ giai
    đoạn 2010 - 2014 4949
    Bảng 3.11: Thu tiền cấp quyền sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2014 5050
    Bảng 3.12: Thu khác trong ngân sách huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 – 2014
    . 5252
    Bảng 3.13: Đánh giá biến động nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện Đức
    Thọ giai đoạn 2010 - 2014 5656 1

    PHẦN MỞĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngân sách nhà nước, một bộ phận quan trọng trong nền tài chính quốc
    gia, một công cụ hữu hiện mà các quốc gia vẫn sử dụng trong quá trình vận
    động và tồn tại của mình. Chính vì vậy, nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước
    là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia và nước ta cũng không loại trừ. Việc
    hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tài chính quốc gia là một khâu
    trọng yếu trong việc thực hiện vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền
    kinh tế của Nhà nước; trong đó, quản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ
    phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Thu NSNN là một công
    tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trò của NSNN nói
    chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi NSNN nói riêng
    Quá trình chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta đòi hỏi
    Nhà nước phải sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ, chính sách tài
    chính, tiền tệ, đặc biệt là chính sách thu, chi NSNN. Trong điều kiện cơ cấu
    kinh tế và cơ chế quản lý thay đổi thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói
    chung và công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng
    phải đổi mới. Do vậy, cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước của các cấp chính
    quyền địa phương cũng cần được cải tiến trên một số mặt nhất định.
    Huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh là một huyện có quy mô kinh tế nhỏ, lực
    lượng sản xuất kém phát triển, giá trị sản xuất không cao từ đó làm cho khả
    năng huy động nguồn thu ngân sách nhà nước thấp trong khi nhu cầu chi cho
    đầu tư phát triển kinh tế xã hội là rất lớn. Thời gian qua, công tác quản lý thu
    Ngân sách nhà nước trên điạ bàn, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối đã được
    chú trọng cải tiến. thu ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi, góp phần kích
    thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa
    bàn huyện hàng năm chưa đảm bảo tự cân đối chi, chủ yếu là từ nguồn cấp 2

    quyền sử dụng đất (hàng năm chiếm trên 65%) Việc phát hiện và nuôi dưỡng
    các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách để ổn định và phát
    triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Các
    giải mà huyện áp dụng đã thực sự thiết thực, phù hợp với tình hình phát triển
    kinh tế xã hội của địa phương nhằm đẩy mạnh nguồn thu ngân sách nhà nước
    chưa? Xuất phát từ đòi hỏi cần làm rõ những vấn đề trên, từ giác độ quản lý
    để góp phần đẩy mạnh công tác tăng thu ngân sách nhà nước, đó cũng chính
    là lí do mà tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước
    ởHuyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” để viết luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    Mục tiêu chung
    Dựa trên cơ sở lý luận về thu Ngân sách nhà nước và kết quả phân tích
    đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn, đề xuất các giải pháp tăng thu
    trong cân đối ngân sách ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
    Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về NSNN và thu ngân
    sách nhà nước;
    - Làm rõ thực trạng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn nghiên cứu
    trong thời kỳ 2010 - 2014;
    - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng thu ngân sách nhà nước trên
    địa bàn huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ mới đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
    Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Về không gian: Địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. 3

    + Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng công tác thu ngân sách
    nhà nước giai đoạn 2010 – 2014 và đề xuất giải pháp đến năm đến 2020.
    4. Bố cục của luận văn
    Luận văn gồm Phần mở đầu, kết luận và 04 chương, cụ thể như sau:
    CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề về tăng thu
    ngân sách nhà nước cấp huyện.
    CHƯƠNG 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
    CHƯƠNG 3: Thực trạng Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Đức
    Thọ, Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2014
    CHƯƠNG 4: Giải pháp tăng thu ngân sách trên địa bàn Huyện Đức Thọ, Hà
    Tĩnh
     
Đang tải...