Thạc Sĩ Giải pháp tăng số thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2011
    MC LC
    LỜI CAM ĐOAN . 1
    LỜI CẢM ƠN . 2
    TÓM TẮT . 3
    MỤC LỤC 4
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6
    DANH MỤC HÌNH VẼ 7
    I. GIỚI THIỆU . 8
    1.1 Bối Cảnh Nghiên Cứu . 8
    1.2 Vấn Đề Nghiên Cứu 10
    1.3 Mục Tiêu và Phạm Vi Nghiên Cứu . 10
    1.4 Cấu Trúc Của Nghiên Cứu 11
    II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 12
    2.1 Lý Thuyết Về Đánh Thuế Tối Ưu . 12
    2.2 Lý Thuyết Về Đánh Thuế Đất . 13
    2.3 Nguồn Tài Liệu Và Nghiên Cứu Trước 14
    2.4 Phương Pháp Nghiên Cứu . 15
    III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN . 16
    3.1 Cải Cách Thuế Bất Động Sản ởJamaica, Philippines, Chilê và Indonesia 17
    3.1.1 Cơ sở thuế . 17
    3.1.2 Thuế suất . 18
    3.1.3 Định giá . 18
    3.1.4 Hành thu 19
    3.1.5 Mục tiêu cải cách 19
    3.1.6 Hiệu quả 20
    3.1.7 Kết luận . 20
    3.2 Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam 21
    3.2.1 Mục tiêu cải cách 22
    3.2.2 Nguyên tắc cải cách 22
    3.2.3 Quá trình cải cách 23
    IV. THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM . 25
    4.1 Thiết Kế Thuế SD ĐPNN . 25
    4.1.1 Cơ sở thuế . 25
    4.1.2 Thuế suất . 26
    4.2 Dự Báo Số Thu Từ Thuế SD ĐPNN Của Việt Nam . 27
    4.2.1 Số Thu Thuế Theo PLTNĐ . 27
    4.2.2 Dự báo số thu từ Thuế SD ĐPNN . 29
    4.3 Các phương án nâng cao số thu thuế ròng từ Thuế SD ĐPNN . 30
    4.3.1 Phương án 1.Tăng thuế suất 30
    4.3.2 Phương án 2. Mở rộngcơ sở thuế 32
    4.3.3 Phương án 3. Nâng cao hiệu quả hành thu 42
    V. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN . 46
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
    PHỤ LỤC 1. TÍNH SỐ THU THUẾ DỰ KIẾN THU ĐƯỢC ĐỐI VỚI ĐẤT Ở 53
    PHỤ LỤC 2. TÍNH SỐ THU THUẾ DỰ KIẾN THU ĐƯỢC ĐỐI VỚI ĐẤT SẢN XUẤT,
    KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP 55
    PHỤ LỤC 3. TÍNH SỐ THU THUẾ DỰ KIẾN THU ĐƯỢC ĐỐI VỚI NHÀ Ở . 57



    GII THIU
    1.1 Bi Cnh Nghiên Cu
    Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia có nguồn thu ngân sách phụ thuộc
    nhiều vào thuế xuất nhập khẩu, dầu mỏ và doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, những
    nguồn thu này đang có xu hướng giảm sút.1 Do vậy, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực tìm
    kiếm các nguồn thay thế nhằm đảm bảo tính ổn định cho ngân sách nhà nước. Theo đó,
    chương trình cải cách toàn diện hệ thống thuế đã được tiến hành với mục tiêu đảm bảo tỷ
    lệ động viên về thuế vào ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt từ 20-21% GDP
    nhưng vẫn đảm bảo công bằng xã hội và gây ra ít tổn thất xã hội nhất.2 Nằm trong
    chương trình cải cách này, năm 2009 một sắc thuế mới về bất động sản theo hướng mở
    rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế đã được đưa ra thảo luận.3
    Từ góc độ kinh tế học về thuế và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thuế bất động
    sản4 là phương tiện hiệu quả để tài trợ cho ngân sách trong việc cung ứng hàng hóa công ở
    địa phương. Ở Việt Nam, các khoản thu từ đất và tài nguyên (trừ dầu khí) là nguồn thu
    của chính quyền địa phương.5 Do vậy, các nhà tư vấn chính sách cho rằng nếu thuế bất
    động sản được thiết kế phù hợp sẽ có khả năng tạo ra nguồn thu tương đối ổn định cho
    ngân sách địa phương, bù đắp chi phí cung cấp các dịch vụ công tại địa phương, từ đó giúp giảm gánh nặng cho ngân sách trung ương.6 Điều này phù hợp với xu hướng phi tập
    trung hóa mà Việt Nam đang theo đuổi.7
    Năm 1992, với mục tiêu góp phần quản lý nhà nước về đất đai, khuyến khích tổ chức, cá
    nhân sử dụng đất tiết kiệm và động viên sự đóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách
    nhà nước, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất (“PLTNĐ”).8 Đối tượng chịu
    thuế theo Pháp Lệnh này là đất ở, đất công trình và nhà ở. Tuy nhiên, từ năm 1992 đến nay,
    Việt Nam chỉ thực hiện thu thuế đối với đất mà không thu thuế đối với nhà ở. Song song
    với PLTNĐ, Pháp lệnh thuế sử dụng đất nông nghiệp (“PL Thuế ĐNN”) cũng được ban
    hành năm 1992. Dưới sự điều chỉnh của hai sắc thuế này, Việt Nam chỉ đánh thuế đối với
    đất mà không đánh thuế đối với công trình trên đất.
    Sau hơn 15 năm thực hiện PLTNĐ, ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua
    Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 (“Thuế SD ĐPNN” hay “Lut
    s48”) có hiệu lực từ 1/1/2012. Theo đó, nhà được loại ra khỏi đối tượng chịu thuế, đất
    phi nông nghiệp là đối tượng chịu thuế theo sắc thuế mới này. Luật số 48 được ban hành
    với ba mục tiêu chính (trong số các mục tiêu khác):9
    1. Khuyến khích việc sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả;
    2. Động viên hợp lý sự đóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách nhà nước; và
    3. Xây dựng một sắc thuế dễ thực hiện, dễ quản lý
    Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có đạt được cả ba mục tiêu trên hay không và Luật số 48
    có góp phần vào việc đạt được mục tiêu chung là tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách hay
    không.

    1.2 Vn Đề Nghiên Cu
    Theo lý thuyết về đánh thuế tối ưu, mọi sắc thuế đều nhắm tới việc đạt được số thu cao
    nhất với mức độ biến dạng về kinh tế ít nhất, chi phí hành thu thấp nhất và gây ra ít sự
    phản đối nhất. Ba mục tiêu mà Quốc hội đề ra thực chất là nhằm tối đa hóa số thu thuế
    ròng mà vẫn đảm bảo công bằng xã hội và không gây ra những biến dạng về mặt kinh tế.
    Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được số thu thuế cao nhất với thiết kế Thuế SD ĐPNN
    hiện hành trong điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay.
    Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiến hành những chuẩn bị cần thiết
    để đưa sắc thuế này vào thực thi. Mọi bước chuẩn bị đều xoay quanh câu hỏi cốt lõi gii
    pháp nào để nâng cao sthuthuế tThuế SD ĐPNN trong điu kin cthca Vit Nam
    hin nay? Đây là vấn đề chủ chốt và duy nhất mà nghiên cứu này tập trung vào.
    1.3 Mc Tiêu và Phm Vi Nghiên Cu
    Nghiên cứu này không nhằm đề xuất một giải pháp tổng thể cho việc thực thi Luật số 48.
    Nghiên cứu cũng không nhằm đưa ra dự báo về số thu thuế mà Thuế SD ĐPNN có thể đạt
    được, hay tính toán số thu có thể đạt được nếu Việt Nam thực hiện đánh thuế bất động sản
    thay vì đánh thuế đất. Nghiên cứu xoay quanh và tập trung vào việc phân tích ba yếu tố
    quyết định số thu thuế của Thuế SD ĐPNN là cơ sở thuế, thuế suất và công tác hành thu,
    nhằm:
    · hiểu rõ hơn về thiết kế Thuế SD ĐPNN;
    · tìm ra những điểm chưa hợp lý của thiết kế Thuế SD ĐPNN; và từ đó
    · đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao số thu thuế.
    Để làm rõ, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố có ảnh hưởng đến số thu từ Thuế
    SD ĐPNN. Nghiên cứu không phân tích các yếu tố như tính công bằng về mặt xã hội hay
    những biến dạng về mặt kinh tế. Những vấn đề này chỉ được đề cập cho mục đích đánh
    giá số thu thuế tiềm năng hoặc tính ổn định của số thu thuế. Ngoài ra, để làm rõ hơn, thuế
    sử dụng đất nông nghiệp theo PL Thuế ĐNN không phải là đối tượng của nghiên cứu này.
    Việc dẫn chiếu đến PL Thuế ĐNN chỉ nhằm mục đích so sánh hoặc làm rõ hơn vấn đề
    nghiên cứu trong từng ngữ cảnh cụ thể.
    1.4 Cu Trúc Ca Nghiên Cu
    Nghiên cứu gồm sáu phần chính. Phần tiếp theo
    (Phn II) đề cập một cách ngắn gọn cơ
    sở lý thuyết về đánh thuế tối ưu, đặc biệt phân tích lý thuyết về đánh thuế đất, làm cơ sở
    cho các bước phân tích tiếp theo. Phần này cũng tóm tắt một số nghiên cứu trước, giải
    thích phương pháp mà nghiên cứu này áp dụng, đồng thời giới thiệu một số nguồn tài liệu
    mà nghiên cứu dẫn chiếu.
    Phn III phân tích kinh nghiệm đánh thuế đất ở một số nước
    trên thế giới. Trong phần này, nghiên cứu sẽ giới thiệu hệ thống thuế bất động sản của
    một số nước đang phát triển có điều kiện kinh tế khá tương đồng với Việt Nam, bao gồm
    Indonesia, Jamaica, Philippines, Chile và nhưng bài học rút ra cho Việt Nam.
    Phn IV
    phân tích thiết kế thuế và các phương án tăng số thu từ Thuế SD ĐPNN ở Việt Nam. Phần
    này, sau khi phân tích từng yếu tố thuế suất, cơ sở thuế và phương án hành thu, sẽ tiến
    hành phân tích các lựa chọn giúp tăng số thu thuế.
    Phn V, trên cơ sở kết quả phân tích
    các phần trên, sẽ rút ra những gợi ý về mặt chính sách nhằm nâng cao số thu từ Thuế SD
    ĐPNN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...